63 tỉnh, thành đón học sinh, sinh viên trở lại trường học trực tiếp trong tháng 2/2022

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/2/2022 | 7:33:56 AM

Tối 7/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc các địa phương đón học sinh, sinh viên trở lại trường học trực tiếp trong tháng 2/2022.

Học sinh các khối từ lớp 7 đến lớp 12 thuộc vùng xanh (cấp độ 1) và vùng vàng (cấp độ 2) trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ đi học trực tiếp từ ngày 8/2/2022.
Học sinh các khối từ lớp 7 đến lớp 12 thuộc vùng xanh (cấp độ 1) và vùng vàng (cấp độ 2) trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ đi học trực tiếp từ ngày 8/2/2022.

Theo đó, khối mầm non và tiểu học có 63/63 tỉnh, thành phố đã lên kế hoạch đưa học sinh đi học trực tiếp trong tháng 2/2022. Trong đó, có 53/63 tỉnh, thành phố cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học bắt đầu học trực tiếp từ ngày 7/2/2022 đến ngày 14/2/2022.

Khối THCS có 63/63 tỉnh, thành phố đã lên kế hoạch đưa học sinh đi học trực tiếp trong tháng 2/2022. Trong đó có 57/63 tỉnh, thành phố cho 100% học sinh đi học trực tiếp từ ngày 8/2/2022.

Khối THPT có 63/63 tỉnh, thành phố đã cho học sinh đi học trực tiếp vào 7/2/2022. 100% các cơ sở giáo dục đại học đã có kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp bắt đầu từ ngày 14/2/2022.

Dịp này, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có kế hoạch kiểm tra tình hình chuẩn bị, tổ chức cho học sinh, sinh viên quay trở lại trường học tại một số nơi.

Bộ GD&ĐT đặc biệt lưu ý các địa phương cập nhật thông tin về tình hình dịch; diễn biến tâm lý của trẻ em, học sinh nhằm kịp thời tư vấn, hỗ trợ học sinh, giúp các em có nhận thức, thái độ, hành vi, kỹ năng phòng, chống dịch để sớm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19, đảm bảo ổn định việc học tập và rèn luyện cho các em.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết cùng với việc mở cửa trường học, Bộ đã chỉ đạo các địa phương có kế hoạch bù đắp kiến thức cho học sinh, trong đó rà soát, đánh giá và phân định từng nhóm học sinh cụ thể để lên kế hoạch dạy bù trong ngắn hạn và dài hạn. Việc bù đắp kiến thức được ngành giáo dục xác định không chỉ thực hiện trong một năm mà còn kéo dài trong nhiều năm.

Theo Bộ trưởng, bên cạnh việc bù đắp kiến thức, các nhà trường cũng cần nhận diện được những vấn đề tâm lý của học sinh, để có tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho các em trong đại dịch COVID-19 và sau khi quay lại trường học.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Thầy giáo Lê Văn Cường hăng say truyền tải những kiến thức mới đến các em học sinh tại trường.

Thầy giáo Lê Văn Cường đã không ngừng nỗ lực, đổi mới để đưa kiến thức lịch sử vào những câu thơ lục bát truyền dạy cho thế hệ trẻ.

Học sinh tại trường tiểu học và trung học cơ sở (THCS) cần đeo khẩu trang khi đến trường, trong lớp học (khuyến khích), khi ra về, khi cần thiết thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, không dùng chung đồ dùng cá nhân...

Vợ chồng thầy giáo Hoàng Anh Vượng nhận Triệu Thị Trang làm con và đón về nuôi dạy, chăm sóc.

Họ là những thầy giáo, cô giáo công tác tại các vùng khó khăn của tỉnh, điều kiện kinh tế tuy còn thiếu thốn, song trước những hoàn cảnh đặc biệt của học sinh, các thầy cô đã nhận đỡ đầu, chia sẻ, giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho các em tới trường, thậm chí là đón các em về ở cùng. Xin được gọi họ là người “gieo mầm” hạnh phúc.

Ảnh minh họa

Ngay sau Tết, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ kiểm tra tình hình chuẩn bị, tổ chức cho học sinh sinh viên quay trở lại trường học tại một số nơi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục