Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 3 mới, với 43 sách của 11 môn học và hoạt động giáo dục.
|
Ảnh minh họa.
|
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ký Quyết định số 438/QĐ-BGDĐT phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 3 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, bắt đầu từ năm học 2022-2023.
Theo đó, danh mục sách giáo khoa lớp 3 được phê duyệt lần này gồm 43 sách của 11 môn học và hoạt động giáo dục. Trong số đó, môn Tiếng Anh được phê duyệt nhiều nhất gồm 10 sách; môn Toán, Tin học và Mỹ thuật, mỗi môn 4 sách; môn Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm, mỗi môn và hoạt động có 3 sách.
Số sách giáo khoa được phê duyệt của 4 nhà xuất bản, gồm: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Nhà xuất bản Đại học Sư phạm; Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học Vinh. Trong số đó, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có 23 sách; Nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh có 10 sách; Nhà xuất bản Đại học Sư phạm có 8 sách; Nhà xuất bản Đại học Vinh có 2 sách.
Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10. Trong năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đặt nhiệm vụ nâng cao chất lượng biên soạn, thẩm định và lựa chọn sách giáo khoa đối với lớp 4, lớp 8, lớp 11 để chuẩn bị cho triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở các khối lớp này trong năm học 2023-2024 cũng như sách giáo khoa tiếng dân tộc và tài liệu giáo dục địa phương. Bộ cũng thực hiện điều chỉnh quy trình thẩm định nhằm nâng cao chất lượng sách giáo khoa trong thời gian tới.
Sau khi có danh mục sách giáo khoa được phê duyệt, các địa phương sẽ thực hiện lựa chọn sách giáo khoa sử dụng trong các nhà trường. Sau khi có kết quả chọn sách, các nhà xuất bản phối hợp với các tỉnh, thành phố để tiến hành tập huấn sử dụng sách giáo khoa, cung ứng sách kịp thời cho các nhà trường trước năm học mới.
(Theo Vietnam+)
Thời gian qua, nhiều trường học đã xây dựng kế hoạch phối hợp với Bảo tàng tỉnh để dạy trực tuyến để học sinh các nhà trường tại các huyện, thị trong tỉnh được trải nghiệm và nghiên cứu về giáo dục địa phương.
Ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh đã chỉ đạo phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị trực thuộc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở giáo dục. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, vận động, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nghiêm 5K + vắc xin + công nghệ + ý thức cộng đồng và "4 tại chỗ”...
Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH trên cả nước phải có kế hoạch dạy trực tiếp từ 14/2. Một số trường ở phía bắc cho biết đã sẵn sàng đón sinh viên đến giảng đường.
Ngày 9-2, trao đổi về tình trạng nhiều nơi bắt buộc 100% học sinh phải xét nghiệm COVID-19 mới được đến trường, ông Nguyễn Nho Huy, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, khẳng định Bộ Giáo dục- Đào tạo và Bộ Y tế không có quy định việc này.