Ngày 17-2, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam - VNISA cho biết, hiện tại, học sinh Trung học cơ sở (THCS) cả nước đã có thể truy cập vào website tại địa chỉ thihsattt.vn để đăng ký tài khoản dự thi và luyện tập các bài thi “Học sinh với an toàn thông tin” năm 2022.
|
Giao diện hướng dẫn của cuộc thi "Học sinh với An toàn thông tin năm 2022".
|
Theo hướng dẫn của Ban tổ chức, sau khi truy cập vào trang web thihsattt.vn, học sinh cần bấm vào menu "Đăng ký” để đăng ký tài khoản dự thi bằng cách điền thông tin theo mẫu form đăng ký và nhắn tin xác thực tài khoản, tiếp đó, chọn "Vào thi” để thực hành thi.
Nội dung thi gồm các kiến thức về quy định pháp luật liên quan tới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và những kiến thức, kỹ năng cơ bản phòng chống nguy cơ mất an toàn, phòng chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và một số tình huống ví dụ điển hình.
Mỗi thí sinh chỉ đăng ký một tài khoản để dự thi, thí sinh chỉ được thi 1 lần và có thể tham gia thi vào bất cứ thời điểm nào trong khoảng thời gian mà Ban tổ chức thông báo.
Theo kế hoạch, hệ thống thi thử sẽ được mở từ ngày 16-2-2022, các thí sinh được thử thi không hạn chế số lần. Thời gian thi chính thức dự kiến kéo dài từ 3-3 đến 24-3-2022, ngay sau khi cuộc thi được chính thức phát động.
Đề thi "Học sinh với an toàn thông tin năm 2022” gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm do hệ thống thi cung cấp ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi. Thời gian làm bài của thí sinh là 30 phút. Các câu hỏi thi là những kiến thức phổ thông về an toàn thông tin và bảo vệ trẻ em trên không gian mạng theo các chủ đề gồm: Giáo dục về đạo đức, pháp luật; Kiến thức về tin học và an toàn thông tin; Bảo vệ thông tin các nhân của trẻ em và phòng chống nội dung xấu trên mạng; Phòng tránh các tương tác có hại trên mạng; Phòng tránh nguy cơ có hại trong quảng cáo và tiêu dùng trên mạng; Phòng chống nguy cơ mất an toàn mạng; Bảo vệ trẻ em trong sử dụng mạng xã hội; Sử dụng thiết bị di động an toàn.
Việc tổ chức Cuộc thi cũng nhằm thực hiện Đề án về "Tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025” và "Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), dân số Việt Nam hiện có khoảng 98 triệu dân, trong đó có khoảng 24,7 triệu là trẻ em. Tại Việt Nam, 2/3 trẻ em có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet trong đó, 43,4% có thời gian sử dụng trung bình một ngày từ 1-3 tiếng. Môi trường internet mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho trẻ em như: Cung cấp kiến thức, thông tin; tương tác, chia sẻ, kết nối; vui chơi, giải trí hấp dẫn, đa dạng. Tuy nhiên, internet cũng có nhiều cạm bẫy khó lường đối với nhóm đối tượng là trẻ em - vốn chưa có đầy đủ nhận thức và kỹ năng để tự bảo vệ bản thân trên môi trường mạng.
Cuộc thi do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam - VNISA phối hợp Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên (Bộ GD&ĐT) và Cục trẻ em (Bộ LĐTB&XH) tổ chức.
(Theo QĐND)
Ngày 17/2, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành về tình hình mở cửa trường học ở các địa phương.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD-ĐT) Ngô Thị Minh lưu ý các trường cần tập huấn cho các thầy cô tại trường về chuyên môn cũng như công tác truy vết, khoanh vùng khi có F0, F1. Việc truy vết cần thực hiện linh hoạt, ổn định, không gây hoang mang.
"Giáo dục lịch sử địa phương Trấn Yên qua sách điện tử” là dự án của hai em Hoàng Mai Phương và Bùi Khánh Ly, học sinh lớp 12A3, Trường THPT Lê Qúy Đôn, huyện Trấn Yên đã đạt giải Ba Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh THPT, năm học 2021 - 2022...
Ngày 15/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết tất cả các tỉnh, thành phố đã có kế hoạch cho trẻ em mầm non, học sinh trở lại trường học trực tiếp trong tháng 2/2022.