Yên Bái tiếp tục nỗ lực triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/7/2022 | 1:54:13 PM

YênBái - Năm học 2022 - 2023 là năm học thứ ba ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái cùng với cả nước triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Năm học 2022 - 2023, toàn tỉnh tiếp tục triển khai chương trình thêm lớp 3, lớp 7, lớp 10.

Một giờ học của cô và trò Trường TH&THCS Giới Phiên, thành phố Yên Bái.
Một giờ học của cô và trò Trường TH&THCS Giới Phiên, thành phố Yên Bái.

Năm học vừa qua, toàn tỉnh có 57 trường tiểu học, 53 trường THCS, 128 trường TH&THCS và 3 trường THCS&THPT đều triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018. Ngành GD&ĐT đã tích cực tham mưu với tỉnh và phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ. 

Sự vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn xã hội đã giúp ngành GD&ĐT vượt qua khó khăn, triển khai thực hiện đạt hiệu quả tốt. 100% học sinh lớp 1, 2 được học 2 buổi/ngày, 100% học sinh có đầy đủ sách giáo khoa chương trình GDPT 2018. Toàn ngành và các cơ sở giáo dục đã có nhiều giải pháp đảm bảo chất lượng giáo dục, giáo viên cũng kịp thời đổi mới tổ chức dạy học linh hoạt. 

Nhờ đó, chất lượng giáo dục của tỉnh đã được nâng lên. Học sinh được phát triển toàn diện các phẩm chất, năng lực; các em mạnh dạn, tự tin, đặc biệt là có khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống cụ thể. Khả năng đọc, viết của học sinh vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, các chỉ số đánh giá về năng lực, phẩm chất của học sinh được nâng lên rõ rệt. 

Trên 98% học sinh tiểu học được đánh giá đạt các phẩm chất và năng lực, 99,2% học sinh được đánh giá hoàn thành trở lên môn Toán và Tiếng Việt; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 98,7%. Cấp THCS, xếp loại học lực giỏi đạt 8,7% (tăng 1,2%), loại khá đạt 35,8% (tăng 0,8%), loại yếu kém còn 1,6% (giảm 0,2%).

Năm học 2022 - 2023, toàn tỉnh tiếp tục triển khai chương trình GDPT 2018 thêm lớp 3, lớp 7, lớp 10 theo đúng tiến trình đổi mới giáo dục, dù còn gặp nhiều khó khăn, song ngành GD&ĐT tỉnh quyết tâm thực hiện có hiệu quả. Ngành đã tổ chức lựa chọn sách giáo khoa đảm bảo tiến độ, theo đúng hướng dẫn; hoàn thành biên soạn tài liệu giáo dục địa phương lớp 3, lớp 10, trình Bộ GD&ĐT phê duyệt. 

Mặt khác, ngành tổ chức bồi dưỡng cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp 3, lớp 7, lớp 10 về phương pháp dạy học gắn với sử dụng sách giáo khoa. Bên cạnh đó, chuẩn bị và đảm bảo đủ cơ sở vật chất phòng học, thiết bị cho việc triển khai thực hiện, trong đó đảm bảo đủ 1 phòng học/lớp đối với lớp 1, 2, 3 để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo Chương trình GDPT 2018; đảm bảo 100% học sinh có đủ sách giáo khoa để học tập. 

Đồng thời, thực hiện rà soát đội ngũ, ưu tiên bố trí phân công giáo viên dạy các lớp của Chương trình GDPT 2018 theo lộ trình; quan tâm xây dựng phương án bố trí giáo viên các môn mới, môn tích hợp và môn thiếu giáo viên. 

Ngành cũng đã tham mưu tuyển dụng giáo viên còn thiếu, đáp ứng cơ bản về số lượng và cơ cấu để đảm bảo dạy các môn học và hoạt động giáo dục theo chương trình GDPT 2018, ưu tiên các nhóm môn Tin học, Ngoại ngữ, Nghệ thuật; đặc biệt, tổ chức rà soát các điều kiện dạy và học Tiếng Anh, Tin học theo Chương trình mới. 

Trong đó, chỉ đạo các phòng GD&ĐT tham mưu để UBND huyện có phương án cụ thể về sắp xếp, bố trí phòng học Tin học (máy tính) cũng như giáo viên để tổ chức dạy học Tin học, Tiếng Anh; xây dựng phương án đầu tư phòng Tin học cho các đơn vị còn thiếu; chuẩn bị số liệu rà soát giáo viên Tiếng Anh để phối hợp với Sở Nội vụ báo cáo UBND tỉnh cử biệt phái giáo viên Tiếng Anh từ thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Yên Bình, huyện Trấn Yên tăng cường cho huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu.

Với những giải pháp tháo gỡ khó khăn cùng sự chuẩn bị chu đáo của ngành GD&ĐT, năm học 2022 - 2023, toàn tỉnh tiếp tục nỗ lực thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018, thực hiện đổi mới giáo dục toàn diện, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.

Minh Tư

Tags Yên Bái Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Các bạn thí sinh có thể tham khảo cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT 2022. Khi biết điểm thi, việc chủ động tính toán này sẽ giúp ích cho quá trình phúc khảo nếu có sai sót.

Ảnh minh họa.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương tăng cường củng cố hạ tầng công nghệ thông tin để việc công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT được thuận lợi.

Sẽ có 52 tiết Lịch sử bắt buộc mỗi năm ở cấp THPT.  (Ảnh: Công luận)

Với 52 tiết Lịch sử bắt buộc mỗi năm ở cấp THPT, Bộ Giáo dục - Đào tạo định lấy ý kiến chuyên gia, chỉnh sửa, biên soạn tài liệu và thẩm định chương trình trong hơn 1 tháng.

Thời điểm có kết quả thi không như mong muốn là thời điểm quan trọng các em cần được quan tâm, động viên của gia đình. (Ảnh minh họa)

Nếu không được hỗ trợ đúng cách, không ứng phó một cách phù hợp, nhiều hệ quả tiêu cực có thể xảy đến với các em học sinh làm thay đổi cả con đường tương lai thậm chí có thể cướp đi tính mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục