Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam sẽ thu hút FDI chọn lọc hơn
- Cập nhật: Thứ năm, 4/10/2018 | 2:26:19 PM
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Không phải nhà đầu tư nước ngoài mang gì đến ta cũng nhận. Việt Nam sẽ thu hút FDI chọn lọc hơn.
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị.
|
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 30 năm FDI tại Việt Nam ngày 4/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, sau 30 năm, doanh nghiệp FDI là một bộ phận không thể thiếu của kinh tế Việt Nam. Việc mở cửa thu hút FDI là chủ trương đúng đắn, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu của đất nước.
Thủ tướng nhấn mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài song hành cùng công cuộc Đổi mới, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần nâng cao tầm vóc, vị thế của Việt Nam.
Cần nâng cao tính tự chủ
Nhìn lại chặng đường 30 năm qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các doanh nghiệp FDI mang vốn, công nghệ vào Việt Nam, đồng thời đặt câu hỏi liệu Việt Nam có tranh thủ được nguồn lực này để nâng cao quốc lực. Thủ tướng yêu cầu cần có giải pháp tổng thể, quyết tâm cao trong thời gian tới.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nêu rõ quan điểm thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới: Việt Nam thực hiện với nội hàm mở rộng hơn, không chỉ thu hút vốn mà còn hợp tác về quản lý, tăng cường mua lại, sáp nhập, hợp tác bảo vệ môi trường, hợp tác về lao động, đảm bảo công bằng xã hội.
Hợp tác FDI là sự chủ động, bình đẳng, có tính lựa chọn của Việt Nam. "Không phải nhà đầu tư nước ngoài mang gì là ta nhận nấy. Cần nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế quốc gia", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.
Bên cạnh đó, Thủ tướng lưu ý: Việt Nam tôn trọng nhà đầu tư cùng lợi ích, quyền lợi chính đáng của họ tại Việt Nam. Thời gian tới, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài đến làm ăn, kinh doanh.
Việt Nam khuyến khích đầu tư vào công nghệ cao, bảo vệ môi trường, phát triển lao động, đầu tư mang tính chất bền vững, tạo giá trị gia tăng cao, thu hút các dự án công nghệ tương lai của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng cho biết.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế: Các doanh nghiệp FDI chủ yếu sử dụng công nghệ ở mức trung bình, hoặc trung bình tiên tiến so với khu vực và trên thế giới. Khu vực FDI không có nhiều công nghệ cao, công nghệ nguồn, tỷ lệ đầu tư cho phát tiển còn thấp.
Việc liên kết khu vực FDI và trong nước, việc chuyển giao công nghệ chưa như kỳ vọng, chủ yếu ở mức gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao. Nhiều dự án tiêu FDI tiêu tốn năng lượng, gây ô nhiễm môi trường, báo lỗ, chuyển giá, đầu tư chui, không đảm bảo quyền lợi xứng đáng cho người lao động, trình độ quản lý còn yếu kém.
Thủ tướng cũng cho rằng quản lý Nhà nước về FDI còn thiếu chặt chẽ, thiếu tư duy quản lý để thu hút các nhà đầu tư toàn cầu, các nhà đầu tư công nghệ cao, thiếu sự nhất quán ở các cấp, các địa phương.
Lãnh đạo cao nhất của Chính phủ Việt Nam yêu cầu giữ vững môi trường chính trị, nền tảng tinh kết vĩ mô, sự ổn định an ninh, quốc phòng, đối ngoại, thúc đẩy mạnh mẽ hạ tầng, đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam sẽ tiếp tục thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đóng góp vào sự phát triển.
Các tin khác
YBĐT - Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 4/10, tại xã Châu Quế Thượng, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh do đồng chí Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc cử tri các xã Châu Quế Hạ, Châu Quế Thượng và xã Lang Thíp, huyện Văn Yên.
Sinh thời, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười rất quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là việc chuẩn bị đội ngũ kế cận với các chức danh quan trọng, trong đó có người kế nhiệm ông làm Tổng Bí thư.
Ngày 3/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký Nghị định về việc tổ chức Năm nước Nga và Việt Nam vào năm 2019.
Đồng chí Đỗ Mười không chỉ là người lãnh đạo có bản lĩnh chính trị vững vàng trong lãnh đạo, chỉ đạo tầm vĩ mô, vi mô để cùng Đảng ta đưa đất nước phát triển nhanh...