Kỷ niệm 66 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2020)

Chiến thắng vang vọng trên thế giới

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/5/2020 | 8:04:39 AM

66 năm đã trôi qua, nhưng dư âm, dấu ấn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn vang vọng ở nhiều nơi trên thế giới, trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, quân sự đến ngoại giao, văn hóa.

Chiều ngày 7/5/1954, lá cờ
Chiều ngày 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến, quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De castries.

Nhấn mạnh về ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ, tờ Guardian năm 2014 nhận định, đó không chỉ đơn thuần là biểu tượng thất bại của Pháp hay thắng lợi của Việt Nam mà đó là "dấu mốc mở ra một thời đại mới trên toàn thế giới - thời đại giải phóng dân tộc”. Hãng tin Pháp AFP khẳng định, Chiến thắng Điện Biên Phủ "thổi bùng phong trào độc lập tại nhiều quốc gia thuộc địa trên khắp thế giới”. 

Năm 1960 được đánh dấu là "Năm châu Phi” khi 17 nước châu Phi đã tuyên bố độc lập dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Như một phản ứng dây chuyền lan đi khắp thế giới, tiếp theo An-giê-ri, một loạt nước thuộc địa khác của Pháp ở châu Phi như Ma-rốc, Tuy-ni-di, Ma-li, Ma-đa-ga-xca, Ca-mơ-run... đã nổi dậy mạnh mẽ, ào ạt và nhanh chóng, buộc thực dân Pháp không còn con đường nào khác là phải trao trả nền độc lập cho các nước này. Tiêu biểu nhất trong số các nước châu Phi là trường hợp An-giê-ri. Chỉ vài tháng sau khi Việt Nam giành thắng lợi ở Điện Biên Phủ, An-giê-ri đã phát động khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi. 

Điều quan trọng đối với nhân loại là khép lại quá khứ, hướng tới tương lai sau mỗi cuộc chiến tranh. Không phải ai khác mà chính là Tổng thống Pháp P.Mít-tơ-răng là nguyên thủ đầu tiên của phương Tây đã đến thăm Việt Nam năm 1993, mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ giữa Việt Nam và phương Tây nói chung, giữa Việt Nam và Pháp nói riêng. 

Theo Tổng thống P.Mít-tơ-răng, nước Pháp cần phải trở lại Việt Nam không phải thông qua chiến tranh, mà là các chương trình hợp tác như tham gia khối Pháp ngữ (Francophonie), hoạt động của Trường Viễn đông Bác cổ và các hiệp định hợp tác văn hóa và kinh tế. Tại Hà Nội, Tổng thống P.Mít-tơ-răng tuyên bố: Tôi ở đây để đóng lại một trang sử và cũng để mở ra một trang khác. 

Cũng trong chuyến thăm lịch sử đó, Tổng thống P.Mít-tơ-răng có một hành động được coi là "dũng cảm” khi quyết định đến thăm Điện Biên Phủ. Theo một chuyên gia Pháp, chuyến đi cũng là để "hòa giải hoàn toàn giữa dân tộc Pháp và Việt Nam”. Trong bài phát biểu tại UBND thành phố Hồ Chí Minh, Tổng thống P.Mít-tơ-răng chia sẻ: Chúng ta đã sống xa nhau và bây giờ chúng ta lại gặp lại nhau.

Từ góc độ quốc tế, Điện Biên Phủ là biểu tượng của lòng quả cảm, của một dân tộc quyết không chịu làm nô lệ, đồng thời là nguồn cảm hứng bất tận cho khát vọng độc lập, tự do, chính nghĩa của các dân tộc bị đô hộ, áp bức, bóc lột. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam là dấu mốc không thể quên trong lịch sử toàn cầu. 

Trên thực tế, Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam đã kết liễu chế độ thực dân kiểu cũ, đồng thời cũng báo hiệu sự thất bại của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. 66 năm trôi qua, từ một chiến trường đẫm máu, ngày nay Điện Biên Phủ đã trở thành điểm hẹn của hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc.

B.T

Các tin khác
Những cỗ đại bác làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ được Đoàn vận tải Sông Thao chuyển trên sông Hồng từ Lào Cai về Yên Bái. (Ảnh: T.L)

Nói đến Chiến thắng Điện Biên Phủ, nhiều người thường nghĩ về một cuộc chiến lẫy lừng diễn ra trong “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”. Nhưng với người dân Yên Bái - nơi có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng vùng cửa ngõ Tây Bắc thì cuộc hành quân ra trận đã bắt đầu từ những năm trước đó.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung làm rõ một số vấn đề.

Các đại biểu thống nhất quy định chính sách về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, không phải "trốn chui, chốn lủi" làm mất hình ảnh của người lao động Việt Nam.

Chiều 7/5/1954, lá cờ

Năm 1954, trên đại ngàn Tây Bắc đất nước, quân và dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạp bằng mọi khó khăn thử thách, đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Như vậy, nước ta đã bước sang ngày thứ 20 không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục