Xem xét định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước 2022

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/8/2021 | 8:49:09 AM

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết ban hành về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày tờ trình của Chính phủ về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày tờ trình của Chính phủ về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022.

Chiều 17.8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục Phiên họp thứ 2 để xem xét, quyết định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022.

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, mục tiêu phân bổ nguồn lực chi thường xuyên, đảm bảo các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương có đủ nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, các chế độ an sinh xã hội theo lĩnh vực, địa bàn theo phân cấp hiện hành.

Đối với các cơ quan, đơn vị có cơ chế tài chính đặc thù, năm 2022, mức bố trí dự toán chi thường xuyên cho các cơ quan, đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính đặc thù căn cứ quy định về cơ chế tài chính, đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm 2021 và yêu cầu tiết kiệm tối thiểu 15% chi thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, tiêu chí phân bổ chính là dân số trung bình năm 2022 của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Phân vùng dân số: Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phân thành 4 vùng: vùng đặc biệt khó khăn, vùng khó khăn, vùng đô thị và vùng khác còn lại.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, theo quy định của Luật NSNN, thời kỳ ổn định ngân sách là "trùng với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm hoặc theo quyết định của Quốc hội", tuy nhiên đến nay mới xem xét đến vấn đề này là chậm.

Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề xuất 2 phương án đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội quyết định. Theo đó, phương án thứ nhất là xác định thời kỳ ổn định ngân sách từ 2022-2025 và phương án thứ hai là từ 2022-2026.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ từ 1.7.2022 thực hiện cải cách tiền lương, do đó, phải quyết tâm áp dụng cải cách tiền lương và cương quyết bỏ các cơ chế đặc thù. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Tài chính và Hội đồng cải cách tiền lương tính toán kỹ lưỡng, bảo đảm hợp lý.

Theo Chủ tịch Quốc hội, việc tiếp tục sử dụng tiêu chí dân số làm "tiêu chí chính” trong xây dựng định mức phân bổ NSNN đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là phù hợp, đồng thời nên có các chỉ tiêu bổ sung như về mật độ dân số, di dân tự do, dân cư vãng lai, lao động ngoại tỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn của các địa phương.

Về phân loại vùng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tính thêm các yếu tố miền núi, vùng cao bên cạnh 4 vùng làm căn cứ phân bổ ngân sách theo Nghị quyết số 88/2019/QH14, gồm: vùng đặc biệt khó khăn, vùng khó khăn, đô thị và vùng khác còn lại.

Tại phiên họp, với 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết ban hành về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Tài chính – Ngân sách chủ trì phối hợp với Ủy ban Pháp luật, các Ủy ban của Quốc hội và Bộ Tài chính rà soát thống nhất các nội dung, hoàn thiện Nghị quyết để gửi xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành.
(Theo LĐO)

Các tin khác
Đồng chí Giàng A Thào - Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức xã tại xã Bản Công.

Đến thời điểm 30/6/2021, UBND huyện Trạm Tấu có 10 cơ quan hành chính Nhà nước, giảm 3 cơ quan so với trước khi thực hiện Nghị quyết 18; giảm 3 cấp trưởng.

Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh trao đổi với cử tri huyện Văn Yên.

Ngay sau kết thúc Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái đã tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri dưới hình thức trực tuyến để thông tin nhanh về kết quả Kỳ họp. Đồng thời, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân. Đây là đợt tiếp xúc cử tri đầu tiên của các ĐBQH nhiệm kỳ mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thủ tướng nhấn mạnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân với tinh thần "chống dịch như chống giặc", chúng ta đang thực hiện nhiệm vụ kép, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Ngày 17/8, tại trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021 và một số cá nhân nguyên là cán bộ lãnh đạo thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục