Quốc hội chính thức thông qua Luật Cảnh sát cơ động

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/6/2022 | 7:38:33 AM

Sáng nay 14/6, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật Cảnh sát cơ động với 454/474 đại biểu tán thành (chiếm 91,16% tổng số đại biểu).

Kết quả biểu quyết thông qua Luật Cảnh sát cơ động tại Kỳ họp thứ 3
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Cảnh sát cơ động tại Kỳ họp thứ 3

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cảnh sát cơ động trước đó, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh, dự thảo Luật quy định vị trí của CSCĐ là lực lượng vũ trang thuộc Công an nhân dân, với chức năng là lực lượng "nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang” bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và được quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động trong dự thảo Luật. Đây chính là đặc thù và sự khác biệt của CSCĐ so với các lực lượng khác trong Công an nhân dân.

Phạm vi, địa bàn hoạt động của CSCĐ trước hết phải theo quy định của Luật Công an nhân dân và được cụ thể hóa trong dự thảo Luật, đồng thời được phân định bởi các quy định của pháp luật có liên quan (như Luật Biên phòng Việt Nam, Luật Cảnh sát biển Việt Nam).

Đối với các nhiệm vụ, quyền hạn do Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển chủ trì, CSCĐ sẽ chỉ phối hợp thực hiện khi được yêu cầu tham gia giải quyết vụ việc.

Tổng Thư ký Quốc hội cũng cho biết, một số ý kiến đề nghị quy định rõ trường hợp cấp bách được huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự; có ý kiến đề nghị không quy định quyền huy động khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh, trật tự vì đây là hoạt động thường xuyên, không mang tính cấp bách.

Thực tế có nhiều tình huống phức tạp, khó lường, ngoài dự báo. Do đó, nếu quy định cụ thể "trường hợp cấp bách” trong dự thảo Luật sẽ rất khó bao quát hết các tình huống có thể xảy ra trong thực tiễn. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về quyền huy động trong trường hợp cấp bách cũng không giải thích hoặc quy định cụ thể.

Đối với nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát thông thường thì CSCĐ không có quyền huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự. Chỉ trong trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm ngay tức khắc đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội mà CSCĐ không đủ điều kiện ngăn chặn, xử lý, nếu không huy động thì nguy cơ xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng cho an ninh quốc gia, cho xã hội. Quyền huy động của CSCĐ chỉ được thực hiện trong những trường hợp này.

(Theo VOV)

Các tin khác
Ông Nguyễn Xuân Ký - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh - chủ trì cuộc họp Ban thường vụ Tỉnh ủy ngày 13-6 để xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên có vi phạm tại thị xã Đông Triều

Phó chủ tịch tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành bị xem xét trách nhiệm do các sai phạm xảy ra tại thị xã Đông Triều trong việc mua sắm kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á. Thời điểm đó, ông Thành là Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã.

Các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (DCƠCS) vào buổi sáng và dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) (sửa đổi) vào buổi chiều.

Các đồng chí lãnh đạo huyện Văn Yên trực tiếp cùng bà con tham gia phong trào

Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền huyện Văn Yên đã nỗ lực, sáng tạo nhiều phong trào, mô hình vì dân, được người dân đánh giá cao; đặc biệt là các phong trào: “Lắng nghe dân nói và xây dựng văn hóa, giữ gìn vệ sinh môi trường sống”, “Ngày thứ Bảy cùng dân", “Ngày cuối tuần cùng doanh nghiệp”...

Khu tăng gia cơ quan Bộ Chỉ Quân sự tỉnh.

Các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang tỉnh đã xây dựng được 15/15 bếp ăn đạt tiêu chuẩn "Bếp nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt"; xây dựng cơ bản trên 15.000 m2 nhà ở, nhà làm việc, nhà ăn, nhà bếp, nhà kho, trạm, xưởng và các công trình phụ trợ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục