Xem xét sửa đổi, bổ sung Nội quy kỳ họp Quốc hội

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/10/2022 | 9:56:04 AM

Ủy ban Pháp luật đề nghị cân nhắc bổ sung quy định kỳ họp Quốc hội có thể được tổ chức liên tục hoặc theo hai hay nhiều đợt tùy theo nội dung, chương trình được Quốc hội thông qua để bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Quốc hội làm việc tại Hội trường nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).
Quốc hội làm việc tại Hội trường nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Chiều ngày 20/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Quốc hội làm việc tại Hội trường nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Nâng cao chất lượng, hiệu quả của kỳ họp Quốc hội

Trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết: Việc sửa đổi, bổ sung Nội quy năm 2015 dựa trên quan điểm quán triệt: Thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội. 

Đồng thời, việc sửa đổi, bổ sung Nội quy năm 2015 nhằm hoàn thiện các quy định liên quan đến kỳ họp Quốc hội theo hướng quy định đầy đủ quy trình, thủ tục chặt chẽ, cụ thể, khoa học, hợp lý tại kỳ họp; những quy trình, thủ tục cụ thể liên quan đến kỳ họp đã được quy định tại các luật chuyên ngành thì không quy định lại mà chỉ dẫn chiếu nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh: Việc sửa đổi, bổ sung Nội quy năm 2015 nội quy hóa những vấn đề cải tiến, đổi mới trong công tác chuẩn bị, tiến hành kỳ họp, tạo thuận lợi cho đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại kỳ họp, từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả kỳ họp. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện chuyển đổi số trong các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội, bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả của kỳ họp Quốc hội.

Trên cơ sở thực tiễn và quán triệt quan điểm, mục đích sửa đổi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị hình thức văn bản là Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), gồm 3 chương với 57 điều (tăng 01 điều so với Nội quy hiện hành), trong đó, bổ sung 09 điều, sửa đổi 43 điều, kế thừa nguyên văn 05 điều.

Dự thảo Nội quy (sửa đổi) quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục tiến hành kỳ họp Quốc hội; quy định cụ thể thẩm quyền của chủ thể tiến hành một số thủ tục tại kỳ họp Quốc hội; dành 01 điều quy định dẫn chiếu các quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục tiến hành các nội dung của kỳ họp Quốc hội tại các luật, nghị quyết, bao gồm việc: xem xét, thông qua luật, nghị quyết; giám sát tối cao, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; quyết định trưng cầu ý dân; tiếp công dân.

Tổ chức kỳ họp linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn

Thẩm tra dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Ủy ban Pháp luật tán thành việc nghiên cứu sửa đổi Nội quy kỳ họp Quốc hội.

Về Kỳ họp Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho hay, Ủy ban tán thành với việc bổ sung quy định về kỳ họp thường lệ và kỳ họp bất thường trong dự thảo Nội quy kỳ họp. Bên cạnh đó, đề nghị cân nhắc bổ sung quy định kỳ họp Quốc hội có thể được tổ chức liên tục hoặc theo hai hay nhiều đợt tùy theo nội dung, chương trình được Quốc hội thông qua tại khoản 2 Điều 1 của dự thảo Nội quy kỳ họp để bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Pháp luật đề nghị cân nhắc để quy định phù hợp hơn đối với trường hợp một số đại biểu bắt buộc phải vắng mặt tại một số phiên họp toàn thể, họp Tổ... để tham gia các cuộc làm việc với cơ quan soạn thảo, cơ quan hữu quan về tiếp thu, chỉnh lý, rà soát kỹ thuật các dự thảo luật, nghị quyết trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thì không coi là vắng họp.

Đề cập đến chương trình kỳ họp Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị trong Điều 6 của dự thảo Nội quy kỳ họp nghiên cứu, bổ sung quy định về những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng chương trình kỳ họp đã được thực hiện hiệu quả như: bố trí thời gian thảo luận các dự án luật, dự thảo nghị quyết được thông qua tại kỳ họp trước các dự án luật, dự thảo nghị quyết được xem xét lần đầu; phiên thảo luận về kinh tế - xã hội được tổ chức trước phiên chất vấn và trả lời chất vấn; các nội dung trong các lĩnh vực có liên quan đến nhau được bố trí thảo luận gần nhau…

Liên quan đến quy định chất vấn tại phiên họp toàn thể, Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với quy định về chất vấn, tranh luận của đại biểu Quốc hội trong phiên chất vấn theo quy định tại Điều 19 của dự thảo Nội quy kỳ họp. Tuy nhiên, về khoản 3 Điều 19, Ủy ban Pháp luật đề nghị: Ngoài việc kéo dài thời gian trả lời chất vấn, cần bổ sung quy định về kéo dài thời gian phiên chất vấn; xác định rõ thời gian kéo dài tối đa trong từng trường hợp. Bổ sung điều kiện kéo dài thời gian phiên chất vấn cần xin ý kiến và được sự đồng ý của Quốc hội để bảo đảm tính thống nhất với quy định về phiên họp toàn thể của Quốc hội …

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Toàn cảnh cuộc họp.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa họp Kỳ thứ 21 và xem xét kỷ luật hàng loạt cán bộ ở nhiều Bộ, ngành, địa phương.

Ông Trần Sỹ Thanh hiện đang giữ chức Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội (trái) và Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể.

Quốc hội bắt đầu quy trình công tác nhân sự với việc xem xét miễn nhiệm Tổng Kiểm toán Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải với hai ông Trần Sỹ Thanh và Nguyễn Văn Thể.

Nhân kỷ niệm 92 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam (20/10/1930- 20/10/2022), chiều 20/10, đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến chúc mừng Hội LHPN tỉnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, sáng 20/10.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu khắc phục bất cập trong thực tiễn, không hợp thức hóa những vướng mắc có tính chất vi phạm khi xây dựng Luật Đất đai sửa đổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục