Tăng cường chỉ đạo
Theo nhà giáo Vũ Quốc Long, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái): Công tác chỉ đạo của ngành luôn bám sát các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, chương trình, đề án của tỉnh, của huyện và sự chỉ đạo chuyên môn của Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trường học triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Thực hiện chương trình giáo dục theo đúng hướng dẫn, đồng thời chỉ đạo các các trường học nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; nâng cao chất lượng công tác quản lý, sử dụng đội ngũ nhằm thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giáo dục theo từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, đánh giá học sinh tiểu học đảm bảo đúng quy định; cập nhật thông tin và tích hợp các nội dung trong giảng dạy đảm bảo tính phù hợp với các nội dung dạy học trong sách giáo khoa hiện hành.
Tăng cường các hoạt động chuyên môn giúp phát huy hiệu quả của triển khai dạy học thay sách.
Huyện cũng chú trọng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường tiểu học, trường TH&THCS trên địa bàn huyện các phòng học bộ môn được trang bị thiết bị dạy học tương đối đầy đủ, cụ thể có 9 phòng Tin học, 2 phòng Ngoại ngữ, 16 phòng học thông minh có bảng tương tác, 48 phòng học có ti vi, thiết bị dạy học dùng chung: 37 máy tính xách tay, 22 máy chiếu, 20 ti vi, 2 máy chiếu vật thể. Trong năm học 2020-2021 và 2021-2022, Sở GD&ĐT đã đầu tư bộ thiết bị dạy học lớp 1, lớp 2 đồng bộ cho các đơn vị trường trên địa bàn huyệ
"Trong việc thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học và đánh giá học sinh tiểu học, huyện chỉ đạo chú trọng đổi mới phương pháp dạy học: Thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo. Chúng tôi tiếp tục chỉ đạo việc điều chỉnh nội dung môn học và hoạt động giáo dục linh hoạt phù hợp với thực tế học sinh và đơn vị trường học, phát huy tốt giá trị của của sách và chương trình mới". – Trưởng phòng Vũ Quốc Long nhấn mạnh.
Nỗ lực từ các nhà trường
Khẳng định nỗ lực vượt khó để từ làm quen đến dạy tốt của các nhà trường và thầy cô giáo trong việc thực hiện chương trình GDPT 2018 ở huyện Trấn Yên, nhà giáo Vũ Quốc Long cho rằng: Các thầy cô đã ý thức hơn trong việc tham gia sinh hoạt chuyên môn, tập huấn, hội thảo. Đặc biệt tại các các đơn vị nhà trường, sinh hoạt chuyên môn tại các tổ chuyên môn trong trường và cụm trường đã trở nên thường xuyên, trong đó chú trọng đổi mới nội dung và hình thức.
Thầy cô và học sinh từ quen đến cảm nhận được sự hấp dẫn qua từng giờ lên lớp.
Là một trường học nằm ở vùng đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên, Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca đã tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường năm học 2022-2023 như một hình thức sinh hoạt chuyên môn nhằm tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy, tổ chức lớp học, khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học. Thầy hiệu trưởng Liễu anh Cường cho biết: "Qua đây giúp chúng tôi có căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục"
Còn ở Hưng Thịnh, một xã nông thôn mới của huyện Trấn Yên, cô giáo Đinh Thị Thái Hòa phó hiệu trưởng phụ trách Trường TH&THCS Hưng Thịnh cho biết: Chúng tôi thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn của cấp trên. Từ những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu, các giáo viên đã đặt câu hỏi thông qua sinh hoạt chuyên môn từ hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học. Tham khảo tài liệu học tập trên mạng, hỏi từ chuyên gia và học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp đã triển khai hiệu quả các môn học. Từ đó các thầy cô giáo đã không chỉ quen mà đã biết phát huy những giá trị tích cực, cái hay của sách và chương trình mới.
Có thể khẳng định rằng, hiệu quả, chất lượng theo chương trình GDPT 2018 của huyện Trấn Yên thời gian qua đã cho thấy sự thay đổi rõ rệt. Các nhà trường xác định rõ yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện một cách thực chất, tập trung chỉ đạo có hiệu quả công tác giáo dục tại các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Hệ thống, quy mô mạng lưới trường lớp được điều chỉnh, từng bước củng cố, phát triển theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa, chú trọng chất lượng và đảm bảo hơn điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Các đơn vị nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, sinh hoạt chuyên đề theo nhu cầu thực tế tại mỗi đơn vị nhà trường. Chúng tôi đã bồi dưỡng thường xuyên theo chương trình bồi dưỡng 1, bồi dưỡng 2, bồi dưỡng 3 chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học bồi dưỡng theo Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 2, lớp 6. Tham gia và hoàn thành khóa học đối với giáo viên đại trà và cán bộ quản lý trên hệ thống LMS với tổng số 23 cán bộ quản lý, 343 giáo viên. – Nhà giáo Vũ Quốc Long