Văn Chấn: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/12/2022 | 2:06:52 PM

YênBái - Xác định việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn quân gắn với thế trận an ninh nhân dân và củng cố khu vực phòng thủ vững chắc là một trong những nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt, thời gian qua, huyện Văn Chấn luôn quán triệt sâu sắc đường lối quốc phòng, quân sự của Đảng, tích cực triển khai xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, toàn diện.

Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện và nhân dân địa phương tham gia diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại xã An Lương, huyện Văn Chấn năm 2022.
Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện và nhân dân địa phương tham gia diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại xã An Lương, huyện Văn Chấn năm 2022.

Thượng tá Bùi Đình Trọng - Chỉ huy Trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS)  huyện cho biết: "Xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là nhiệm vụ then chốt trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại địa phương; năm 2022 cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại, huyện Văn Chấn đã tổ chức thành công cuộc diễn tập chiến đấu phòng thủ khu vực cấp huyện đạt loại giỏi; chỉ đạo 6 xã, thị trấn tổ chức diễn tập chiến đấu trị an và xã An Lương diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 đều đạt loại giỏi; huấn luyện dân quân tự vệ đạt 75% khá giỏi trở lên…".

"Đồng thời, tham gia Hội thao trung đội dân quân cơ động do tỉnh tổ chức đạt Nhất toàn đoàn và là đơn vị dẫn đầu trong Phong trào thi đua quyết thắng trong lực lượng vũ trang tỉnh Yên Bái… Những kết quả đó đã minh chứng cho tinh thần đoàn kết, sáng suốt trong đường lối quân sự quốc phòng của huyện, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra, tăng cường, củng cố thế trận khu vực phòng thủ của huyện ngày một vững chắc”. Thượng tá Trọng nói. 

Cùng với đó, huyện luôn bám sát định hướng chỉ đạo của Tỉnh ủy, Bộ CHQS tỉnh trong công tác quốc phòng, an ninh (QPAN). Theo đó, đội ngũ cán bộ cấp ủy, chính quyền huyện đã thường xuyên quan tâm, xây dựng nền quốc phòng đi vào chiều sâu, tạo bước chuyển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2022, huyện đã gọi 179 công dân tham gia nghĩa vụ quân sự và công an nhân dân; tiếp nhận 128 đồng chí xuất ngũ trở về địa phương… 

Công tác bồi dưỡng kiến thức QPAN cho các đối tượng cũng được đặc biệt quan tâm: đã cử 3 đồng chí tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng  - an ninh đối tượng 2 tại Quân khu II; bồi dưỡng tại tỉnh 39 đồng chí thuộc đối tượng 3 và 320 đồng chí thuộc đối tượng 4. 

Đồng chí Hà Biên Cương - Bí thư Đảng ủy xã Cát Thịnh cho biết: "Cát Thịnh là xã có địa bàn rộng với 17 thôn, bản, trong đó có tới 6 thôn vùng cao 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống là Làng Ca, Làng Lao, Pín Pé, Ba Chum. Cùng với đó, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng cũng đa đạng với 3 loại hình tôn giáo đang hoạt động trên địa bàn gồm: Công giáo, đạo Tin lành và Phật giáo. Do đó, cùng với sự quan tâm về phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địa phương đặc biệt chú trọng làm tốt công tác dân vận, tăng cường nắm bắt tình hình cơ sở, làm tốt công tác quản lý các đối tượng, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật quy định; xây dựng vùng an ninh tôn giáo lành mạnh”.

Ngoài ra, xã cũng thường xuyên rà soát, tập huấn nâng cao nhận thức cho đội ngũ dân quân tự vệ, trưởng các thôn, bản, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị về công tác QPAN trong tình hình mới, đảm bảo giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự, không để xảy ra "điểm nóng”, những vụ việc phức tạp phát sinh tại cơ sở.

Song song với bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, huyện Văn Chấn chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết công tác giáo dục QPAN, từng bước đưa công tác giáo dục QPAN vào nề nếp, giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với nhiệm vụ QPAN và sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở địa phương. 

Đồng chí Hoàng Đình Lánh - Chỉ huy Trưởng Ban CHQS xã Đồng Khê cho biết: "Hàng năm, địa phương đều tổ chức rà soát lại lực lượng dân quân, tổ chức biên chế theo đúng quy định. Theo đó, 100% cán bộ, công chức đều được tham gia học tập về nhiệm vụ quân sự quốc phòng. Đặc biệt, địa phương thường xuyên rà soát thống kê các phương tiện, vật chất có thể phục vụ khi có tình huống quốc phòng xảy ra; bố trí các vị trí chiến lược kế hoạch quân sự để đảm bảo quá trình tác chiến; duy trì 1 trung đội dân quân cơ động của huyện đóng tại xã, và 1 trung đội dân quân cơ động của xã sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao”.

Tạo tiền đề vững chắc cho việc thực hiện mục tiêu về QPAN, hàng năm huyện Văn Chấn đã chỉ đạo các địa phương, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng thế trận quân sự, quốc phòng; tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; tích cực triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục - đào tạo, y tế; các chính sách về an sinh xã hội, dân tộc, tôn giáo, hậu phương quân đội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, củng cố lòng tin, sự đồng thuận của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền địa phương. 

Huyện chỉ đạo tiếp tục triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về công tác quân sự quốc phòng ở địa phương; triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, xây dựng toàn diện khu vực phòng thủ gắn với phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nhất là trong quy hoạch dân cư, xây dựng nông thôn mới; không ngừng củng cố tiềm lực về QPAN trong khu vực phòng thủ huyện gắn với tăng cường thế trận QPAN trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn…, góp phần quan trọng xây dựng nền quốc phòng toàn dân của huyện ngày một vững chắc.
Ngọc Sơn

Tags Văn Chấn Cát Thịnh an ninh quốc phòng dân tộc thiểu số

Các tin khác

Ngày mai (2/5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự.

Đồng chí Nguyễn Chương Phát - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh trao hỗ trợ nhà “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên Trần Thị Lan Anh, CĐCS Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.

Ngày 28/7/1947, Đại hội lần thứ nhất Liên hiệp Công đoàn tỉnh được tổ chức, đồng chí Nguyễn Tiến Lãng được bầu làm Chánh Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh. Sự ra đời của Liên hiệp Công đoàn Yên Bái có ý nghĩa to lớn đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), thể hiện sự lớn mạnh của phong trào công nhân Yên Bái. Khi có tổ chức công đoàn, đội ngũ công nhân tỉnh Yên Bái đã tham gia các phong trào hiệu quả hơn, vì có một tổ chức đứng ra tập hợp, lãnh đạo, chỉ đạo có quy mô, có nội dung, phương thức cụ thể, rõ ràng.

Quang cảnh Lễ thượng cờ Thống nhất non sông

Bến Hải-Hiền Lương đã khắc ghi vào lịch sử dân tộc và tiềm thức nhân loại là biểu tượng sáng ngời của niềm tin và khát vọng hòa bình, thống nhất non sông; là ý chí, sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

Thanh niên miền Bắc, trong đó có thanh niên Yên Bái hưởng ứng Phong trào “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. (Ảnh: T.L)

Chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn, kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, nhân dân Yên Bái tự hào vì đã đóng góp được 29 vạn tấn lương thực, 15 vạn tấn thực phẩm; tiễn đưa gần 25.000 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục