Yên Bái nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/12/2022 | 7:39:35 AM

YênBái - Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nhận thức của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như các cấp, các ngành, đoàn thể trong tỉnh về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn đã được nâng lên, có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động, phát huy được vai trò của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị và các thành phần kinh tế cùng triển khai thực hiện.

Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nhiều sản phẩm địa phương của tỉnh Yên Bái đã chứng tỏ được giá trị của mình trên sàn giao dịch quốc gia, thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Trong ảnh: Gian hàng sản phẩm OCOP huyện Yên Bình được trưng bày tại hội chợ. (Ảnh: Minh Huyền)
Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nhiều sản phẩm địa phương của tỉnh Yên Bái đã chứng tỏ được giá trị của mình trên sàn giao dịch quốc gia, thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Trong ảnh: Gian hàng sản phẩm OCOP huyện Yên Bình được trưng bày tại hội chợ. (Ảnh: Minh Huyền)

Việc tổ chức thực hiện tốt các nội dung, giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã khai thác và phát huy tốt tiềm năng lợi thế phát triển sản xuất của từng vùng, từng sản phẩm để phát triển các sản phẩm chủ lực và sản phẩm đặc sản hữu cơ của tỉnh. 

Các chương trình, đề án, chính sách phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và xây dựng nông thôn mới của tỉnh được triển khai thực hiện đã thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo của tỉnh trong thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. 

Tuy nhiên, trong thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp Yên Bái còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: công tác quản lý quy hoạch ngành, lĩnh vực trong nông nghiệp, nông thôn còn bất cập, đặc biệt là quy hoạch các vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh, quy hoạch dân cư nông thôn... 

Phương thức sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, chưa tạo chuyển biến thực sự trong cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp một cách hiệu quả, bền vững; kinh tế tự cung, tự cấp ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn phổ biến; hiệu quả hoạt động của kinh tế hợp tác chưa cao. Sản phẩm hàng hóa có chất lượng, giá trị cao chưa nhiều, ở nhiều nơi chưa gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp được giao dịch qua các sàn thương mại điện tử còn ít... 

Năm 2023, Yên Bái xác định tiếp tục cơ cấu lại nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với nhóm sản phẩm chủ lực, đặc sản, hữu cơ; khai thác và tận dụng tốt lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, xây dựng và phát triển vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao, quy mô phù hợp theo từng địa phương, đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm; nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng nông thôn mới, cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường... 

Vì vậy, các sở, ban, ngành liên quan, các cấp ủy, chính quyền cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức và quyết tâm chính trị của toàn thể cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân; xác định đúng những chỉ tiêu, nhiệm vụ, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, những tiềm năng, thế mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản để xây dựng lộ trình, kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn từng địa phương. 

Cần nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng và sự vào cuộc của chính quyền, đoàn thể, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; phân công, giao nhiệm vụ rõ ràng đối với người đứng đầu các cấp, các cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh. 

Cần phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, tinh thần thi đua trong xây dựng nông thôn mới phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. 

Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản là cơ sở, định hướng tập trung chỉ đạo; có cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể, phù hợp với điều kiện sản xuất, tạo động lực phát triển sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới... Tiếp tục quan tâm thu hút, giới thiệu các tổ chức, doanh nghiệp có năng lực để hợp tác đầu tư, đồng hành sản xuất, kinh doanh, thu mua, chế biến nông sản lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. 

Các ngành chức năng, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu sản xuất, các chương trình nông thôn mới, Đề án Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đặc biệt trong công tác triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, bảo đảm việc thực thi chính sách một cách thiết thực, hiệu quả và hoàn thành thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025.
Thành Trung

Tags Yên Bái tái cơ cấu ngành nông nghiệp sản phẩm OCOP

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

các đại biểu đã nhất trí thống nhất suy tôn đề nghị Hội Khuyến học tỉnh nhận Cờ thi đua Chính phủ, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh nhận Cờ thi đua của UBND tỉnh, Hội Chữ thập đỏ và Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh nhận Bằng khen của UBND tỉnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ rà soát công tác chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 2, cho ý kiến về quy hoạch tổng thể quốc gia. Riêng nội dung về giải pháp xử lý, bất cập tại một số trạm thu phí, dự án BOT không nằm trong chương trình nghị sự phiên họp này.

Tổng Bí thư và các đại biểu đến dự Hội nghị.

Sáng nay - 20/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2022.

Theo dõi những vụ tham nhũng, tiêu cực được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận và công bố thì những cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý có sai phạm bị xử lý kỷ luật phần lớn sai phạm đầu tiên là: vi phạm nguyên tắc tổ chức của Đảng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống gây nên những hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục