Tán thành việc không lấy phiếu tín nhiệm với lãnh đạo nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/5/2023 | 2:26:39 PM

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành quy định không lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế và không điều hành công tác từ 6 tháng trở lên.

Quốc hội chiều nay sẽ thảo luận về dự thảo nghị quyết.
Quốc hội chiều nay sẽ thảo luận về dự thảo nghị quyết.

Chiều 30/5, Ủy ban Pháp luật có báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Về phạm vi đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, trường hợp không lấy phiếu tín nhiệm, Ủy ban Pháp luật tán thành như quy định tại dự thảo nghị quyết.

Theo Ủy ban Pháp luật, việc bổ sung quy định không lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế và không điều hành công tác từ 6 tháng trở lên là có cơ sở thực tiễn, thể hiện tính nhân văn và phù hợp với yêu cầu của việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND.

Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị cần nêu rõ thời gian không điều hành công tác là từ 6 tháng liên tục trở lên để bảo đảm chặt chẽ.

Để có cơ sở cho Quốc hội xem xét, quyết định, một số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật đề nghị cơ quan soạn thảo cần lý giải rõ hơn về lý do việc dự thảo nghị quyết không đưa một số chức danh do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn vào diện được lấy phiếu tín nhiệm, chẳng hạn như Thẩm phán TAND tối cao, thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Phó Trưởng Ban của HĐND, Hội thẩm TAND. 

Quá nửa đại biểu đánh giá "không tín nhiệm” cần đề nghị cách chức 

Về hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, Ủy ban Pháp luật nhận thấy, các nội dung quy định trong dự thảo nghị quyết bảo đảm phù hợp với yêu cầu xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với cán bộ có mức độ tín nhiệm thấp. Do đó, Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành. 

Ủy ban Pháp luật đề nghị chỉnh lý lại theo hướng trong trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp mà không xin từ chức thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm. Thay vì quy định "cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, HĐND tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm” như trong dự thảo nghị quyết.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm nhằm giúp cán bộ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để "tự soi”, "tự sửa”.

Vì vậy, đề nghị thiết kế quy định theo hướng trường hợp có từ 2/3 tổng số đại biểu trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì vẫn nên có cơ chế cho họ có thể chủ động xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn mới trình Quốc hội, HĐND xem xét miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó.

Về hệ quả đối với người được bỏ phiếu tín nhiệm, có ý kiến cho rằng, việc bỏ phiếu tín nhiệm nên được xác định là một công đoạn trong quá trình xem xét kỷ luật đối với cán bộ là người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Ủy ban Pháp luật cho biết, theo quy định tại dự thảo nghị quyết thì các trường hợp được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND thường là do phát hiện có dấu hiệu sai phạm hoặc qua lấy phiếu tín nhiệm cho thấy, người được Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn có mức độ tín nhiệm thấp.

"Hệ quả nặng nhất với người được lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm quy định trong dự thảo nghị quyết đều là trình Quốc hội, HĐND quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm.

Do đó, ý kiến này đề nghị trong trường hợp người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có từ quá nửa tổng số đại biểu trở lên đánh giá không tín nhiệm thì cần áp dụng hình thức xử lý nghiêm khắc hơn, đó là Quốc hội, HĐND tiến hành bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị cách chức đối với người đó”, báo cáo thẩm tra nêu.

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận về việc sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 30/5, Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường và thảo luận ở tổ với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Quang cảnh Hội nghị tập huấn

Chiều 29/5, UBND huyện Văn Yên tổ chức tập huấn bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn năm 2023 bằng hình thức trực tiếp tại huyện và trực tuyến đến tất cả các điểm cầu xã, thị trấn.

Đại hội lần thứ IX MTTQ Việt Nam năm 2019.

Ngày 25/5, thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai kí ban hành Chỉ thị số 22 về lãnh đạo Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Nhân viên Bưu điện huyện Lục Yên đến tận hộ để hỗ trợ đưa sản phẩm cam cành lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn. (Ảnh:Vietnamnet)

Ngày 29/5, Huyện ủy Lục Yên tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XXII Đảng bộ huyện và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu từ nay đến năm 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục