Bộ Ngoại giao bác bình luận của Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh ngang nhiên nói rằng nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 hoạt động hợp pháp ở Biển Đông.
|
Tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc.
|
Trong cuộc họp báo hôm 6/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân được yêu cầu bình luận về thông tin nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Ông Uông ngang nhiên nói rằng Trung Quốc có chủ quyền với "quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận", đề cập tới khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn ngang ngược nói rằng "việc nhóm tàu Trung Quốc thực hiện các hoạt động nghiên cứu bình thường trong vùng biển thuộc quyền tài phán của chúng tôi là hợp pháp. Không có chuyện tàu của chúng tôi đi vào vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác".
Trả lời đề nghị bình luận về phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 6/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng hôm nay nhấn mạnh Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường sa. "Quy chế pháp lý của quần đảo Trường Sa cũng như các thực thể của quần đảo này đã được xác định rõ theo Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982", bà Phạm Thu Hằng nói.
Bà Hằng nhấn mạnh chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của một quốc gia được xác lập phù hợp với Công ước Luật biển của LHQ năm 1982, cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của các nước ven biển, trong đó có Việt Nam, phải được tôn trọng.
"Điều đó thể hiện tinh thần trách nhiệm, xây dựng và đóng góp thiết thực của các nước liên quan vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thượng tôn pháp luật khu vực, trong đó có khu vực Biển Đông", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thêm.
Theo SCMP, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 được hộ tống bởi hai tàu hải cảnh và nhiều tàu cá Trung Quốc đầu tháng 5 hướng đến khu vực bãi Tư Chính nằm trong EEZ của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc rút nhóm tàu khỏi vùng biển Việt Nam. Ngày 5/6, nhóm tàu này đã rời vùng biển Việt Nam và hướng về đảo Hải Nam của Trung Quốc, Reuters dẫn lời Ray Powell, lãnh đạo Dự án Myoushu về Biển Đông của Đại học Stanford, Mỹ.
Lần gần nhất Trung Quốc đưa tàu hướng vào khu vực bãi Tư Chính là vào tháng 7/2019. Tàu nghiên cứu Hải dương Địa chất 8 hoạt động trong vùng biển này cùng ít nhất 4 tàu hải cảnh Trung Quốc trong hơn hai tháng.
(Theo Vnexpress)
Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, chính thức phát động Phong trào thi đua yêu nước trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Từ đó đến nay, ngày 11/6 hàng năm đã trở thành Ngày truyền thống thi đua yêu nước của toàn dân tộc.
"Lời kêu gọi thi đua ái quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là Lời hiệu triệu Nhân dân cả nước - tạo thành một sức mạnh lớn lao đưa đất nước vượt qua thử thách.
Chiều 10/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận toàn thể ở hội trường về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Thành Trung đã tham gia thảo luận.
Sáng nay - 10/6, thảo luận ở tổ về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi), ông Nguyễn Thành Trung - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đề nghị bỏ Quỹ Viễn thông công ích.