Thủ tướng: Kịp thời thay thế những cán bộ không dám làm, đùn đẩy trách nhiệm

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/10/2023 | 3:56:31 PM

Thủ tướng yêu cầu các đơn vị, địa phương quán triệt Nghị định 73/2023, tạo cơ sở pháp lý vững chắc, xây dựng môi trường thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức yên tâm công tác.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời đúng hạn, đúng chức năng, nhiệm vụ, có quan điểm, trách nhiệm rõ ràng, không trả lời chung chung.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời đúng hạn, đúng chức năng, nhiệm vụ, có quan điểm, trách nhiệm rõ ràng, không trả lời chung chung.

Thủ tướng vừa có công điện gửi các bộ, ngành, địa phương về việc tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Công điện của Thủ tướng nêu rõ: Thời gian qua, Thủ tướng đã có nhiều văn bản chỉ đạo chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương, quy chế làm việc của các bộ, cơ quan, địa phương. Tuy nhiên, tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai khi xử lý công việc của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong một số cơ quan hành chính nhà nước các cấp vẫn chưa được khắc phục hiệu quả.

Công tác phối hợp giữa các cơ quan, địa phương, đơn vị trong xử lý công việc chưa chặt chẽ, kịp thời, còn trường hợp chậm tham gia ý kiến hoặc tham gia ý kiến nhưng không có chính kiến, điểm rõ ràng, kéo dài thời gian xử lý, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc.

Thay thế, điều chuyển cán bộ đùn đẩy, né tránh công việc

Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, Thủ tướng yêu cầu cần đề cao trách nhiệm người đứng đầu và trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong xử lý công việc.

Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện tốt hơn nữa Quy chế làm việc của Chính phủ, quy chế làm việc của các bộ, ngành, địa phương và các chỉ đạo của Thủ tướng tại Công điện 280/2023 về chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương.

Các cơ quan, địa phương tăng cường đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng. Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động công vụ, nhất là kiểm tra đột xuất. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thanh tra, kiểm tra nội bộ để kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt.

Kịp thời rà soát, thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, để trì trệ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao.

"Trường hợp đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm để xảy ra chậm trễ hoặc không quyết định những vấn đề, công việc thuộc thẩm quyền gây hậu quả thì phải kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan”- Thủ tướng khẳng định.

Ông cũng yêu cầu cá thể hóa trách nhiệm cá nhân trong từng khâu của quy trình xử lý công việc, bảo đảm các công việc thuộc thẩm quyền phải được xử lý nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Tổ chức thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Triển khai Nghị định 73 để cán bộ yên tâm làm việc

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu trong quá trình phối hợp giải quyết công việc thuộc thẩm quyền, chỉ lấy ý kiến các cơ quan liên quan trực tiếp đến đề án, dự án..., không lấy ý kiến phối hợp của cơ quan không liên quan hoặc không cần thiết.

Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời đúng hạn, đúng chức năng, nhiệm vụ, có quan điểm, trách nhiệm rõ ràng, không trả lời chung chung, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm làm ảnh hưởng đến tiến độ xử lý công việc.

Đáng chú ý, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị, địa phương tổ chức quán triệt Nghị định 73/2023 quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Từ đó tạo cơ sở pháp lý vững chắc, xây dựng môi trường thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức yên tâm trong thực hiện trách nhiệm công vụ.

Mặt khác, Thủ tướng cũng yêu cầu rà soát, trình phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền phương án đơn giản hóa ít nhất 50% số thủ tục hành chính nội bộ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan, địa phương. Trong đó phương án phải bảo đảm cắt giảm ít nhất 20% số thủ tục hành chính và 20% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.

"Kiên quyết không để xảy ra tình trạng chậm trễ, nhũng nhiễu, tiêu cực, lãng phí nguồn lực, cơ hội của Nhà nước, xã hội, người dân, doanh nghiệp. Không để đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính để phát hiện, xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức không chịu xử lý, vi phạm” – Thủ tướng nêu rõ.

Cạnh đó, cần phát huy hiệu quả các kênh tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh tại địa chỉ dichvucong.gov.vn, thamvanquydinhkinhdoanh.gov.vn; trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính ở các bộ, ngành, địa phương, nhất là cấp cơ sở.

Chủ động, tích cực tổ chức đối thoại với người dân, doanh nghiệp để kịp thời giải quyết triệt để, dứt điểm các phản ánh, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng, hiến kế của người dân, doanh nghiệp. Báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với những vấn đề vượt thẩm quyền, tuyệt đối không được đùn đẩy, lòng vòng, né tránh.

Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ động, tích cực, rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó, chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chí, bằng sản phẩm, kết quả cụ thể, đánh giá lượng hóa được.

"Gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; sử dụng hiệu quả kết quả đánh giá làm căn cứ trong bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức” – Thủ tướng nhấn mạnh.

(Theo PLO)

Các tin khác
Ông Phùng Văn Quan và phóng viên Báo Yên Bái tại một điểm phá rừng ở Lâm Giang (ảnh chụp năm 2008).

"Trước đây, họ phá rừng nhiều nhất, nay chính họ là người tích cực nhất bảo vệ rừng, bởi họ biết rõ ai là người chủ mưu, đầu nậu gỗ, từ đó có phương án tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng.”. Đó là câu chuyện khá "ly kỳ" của người đứng đầu Đảng bộ xã Lâm Giang cùng những người đồng chí mà trước đó là người phá rừng hoặc từng cho rằng cán bộ xã cùng kiểm lâm địa bàn "bắt tay bảo kê” cho lâm tặc.

Sáng nay - 16/10, tại Sở Tài Nguyên và Môi trường, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì Hội nghị.

Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Văn Yên triển khai kế hoạch kiểm tra thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII và Chỉ thị số 05 tại Đảng bộ Trung tâm Y tế huyện.

Ngày 16/10/1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra quyết định thành lập Ban Kiểm tra Trung ương - Cơ quan kiểm tra chuyên trách đầu tiên của Đảng. 75 năm qua, cùng với sự phát triển và lớn mạnh của ngành kiểm tra Đảng cả nước, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngành kiểm tra Đảng của Đảng bộ tỉnh ngày càng khẳng định vị trí, vai trò nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị địa phương vững mạnh và siết chặt kỷ cương, kỷ luật của Đảng bằng việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát (KTGS).

Sáng 16/10, thay mặt Thường trực Tỉnh ủy, đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến thăm, tặng hoa, chúc mừng Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành kiểm tra Đảng (16/10/1948 - 16/10/2023).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục