Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận thảo luận tại hội trường về giám sát ba chương trình mục tiêu quốc gia

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/10/2023 | 9:59:55 AM

YênBái - Sáng nay - 30/10, đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Yên Bái đã thay mặt đoàn tham gia thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2021 - 2030.

Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Quốc Luận phát biểu thảo luận tại hội trường sáng 30/10
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Quốc Luận phát biểu thảo luận tại hội trường sáng 30/10


Bày tỏ nhất trí cao với Báo cáo kết quả giám sát, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận cho rằng báo cáo rất đầy đủ, chi tiết, đánh giá một cách khách quan, toàn diện các kết quả đã đạt được; chỉ rõ những khó khăn, tồn tại, vướng mắc; đồng thời phân tích kỹ các nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan và có những kiến nghị rất cụ thể đối với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan. 

Còn văn bản hướng dẫn chung chung, chưa rõ ràng, khó thực hiện

Đại biểu cho biết, theo báo cáo của Đoàn giám sát cho thấy, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức quản lý, thực hiện các chương trình đến nay cơ bản đã được ban hành đầy đủ. Tuy nhiên, qua giám sát, khảo sát cho thấy nhiều văn bản hướng dẫn còn chung chung, chưa rõ ràng, khó hiểu, khó thực hiện, không phù hợp thực tế, việc dẫn chiếu quá nhiều trong một văn bản dẫn đến khó khăn, lúng túng cho cán bộ và người dân, đặc biệt là các bộ cấp xã ở các địa phương miền núi, vùng cao, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 

Cho rằng còn thiếu những cơ chế, chính sách khuyến khích làm giàu dành cho nhóm đối tượng là những người sản xuất, kinh doanh giỏi, có khả năng tạo ra việc làm, thu nhập cho người nghèo và cộng đồng, đại biểu Luận đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn theo hướng chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ áp dụng trong thực tiễn, giải thích từ ngữ đầy đủ, hạn chế tối đa việc dẫn chiếu quá nhiều các văn bản trong cùng một nội dung, đối với cấp xã nên ban hành dưới dạng các sổ tay hướng dẫn thực hiện. 

Đồng thời, bổ sung quy định cụ thể, rõ ràng việc phối hợp, lồng ghép giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và giữa các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án khác để thuận lợi cho quá trình giải ngân các nguồn vốn, hạn chế việc chồng chéo, trùng lắp về địa bàn, đối tượng, nguồn vốn gây thất thoát, lãng phí, làm giảm hiệu quả của các chương trình.

Có cơ chế đặc thù, ưu đãi cho các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn

Đại biểu cho biết, công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia hiện nay còn có những bất cập, khó khăn cho các địa phương trong tổ chức thực hiện; kế hoạch vốn sự nghiệp cho cả giai đoạn 2021-2025 của các chương trình mục tiêu chưa được Thủ tướng Chính phủ giao dẫn đến khó khăn trong việc xác định nhu cầu vốn để xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, đặc biệt là đối với các dự án hỗ trợ sản xuất liên kết theo chuỗi có vòng chu kỳ trên 01 năm. 

Việc lập kế hoạch vốn, phân bổ vốn, giao vốn còn chưa kịp thời; việc Trung ương giao chi tiết vốn sự nghiệp theo từng lĩnh vực, theo dự án, tiểu dự án thành phần là theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, đảm bảo thuận lợi cho công tác thống kê, kiểm soát theo định mức chi tiêu ngân sách nhưng rất khó thực hiện trong thực tế, không tạo sự chủ động, linh hoạt cho các địa phương, khó triển khai cơ chế lồng ghép, tích hợp, điều chuyển giữa các dự án, tiểu dự án khi tiến độ thực hiện không đảm bảo, không hiệu quả, không còn đối tượng thực hiện.

"Do vậy, tôi kính đề nghị Chính phủ xem xét giao chung vốn sự nghiệp thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đã được ban hành, không thực hiện giao theo lĩnh vực, theo dự án, tiểu dự án thành phần như hiện nay, tạo sự chủ động, linh hoạt cho các địa phương trong việc phân bổ chi tiết, điều chuyển vốn sự nghiệp để triển khai thực hiện” - đại biểu Luận nêu ý kiến.

Đề nghị nghiên cứu, có cơ chế đặc thù, ưu đãi trong tổ chức thực hiện các chương trình cho các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn theo hướng được tỷ lệ hỗ trợ cao hơn để các địa phương này có thêm nguồn lực trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. 

Đề nghị Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn ngân sách trung ương năm 2023 của 03 chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm cả vốn kế hoạch năm 2022 đã được kéo dài sang năm 2023) chưa được giải ngân hết chuyển sang tiếp tục thực hiện đến ngày 31/12/2024.

Áp dụng cơ chế quản lý theo kết quả đầu ra để đẩy nhanh tiến độ thực hiện 

Để việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo được các mục tiêu, yêu cầu đề ra, đại biểu Luận đề nghị cần nghiên cứu, áp dụng cơ chế quản lý theo kết quả đầu ra để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn; theo dõi, đánh giá được tiến độ thực hiện so với các mục tiêu đã đề ra; kịp thời phát hiện được các khiếm khuyết và có các biện pháp cải tiến điều chỉnh kịp thời trong thực thi các cơ chế, chính sách của các chương trình.

Đồng thời tăng cường tính công khai, tăng cường chất lượng công tác báo cáo cũng như các năng lực trong kiểm soát công việc và ra quyết định, lấy kết quả đầu ra làm đối tượng mục tiêu chính để xây dựng và vận hành cơ chế quản lý chi ngân sách; giao quyền tự chủ và thực hiện phân cấp mạnh hơn nữa cho các địa phương trong quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, gắn trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.  

Kết thúc thảo luận, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận đề nghị bổ sung thêm nội dung trong nghị quyết của Quốc hội việc phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương quyết định một số nội dung khác với quy định của Luật để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, ví dụ như việc chuyển mục đích sử dụng rừng.

Quang Tuấn - Hoàng Sâm

Tags Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận thảo luận giám sát chương trình mục tiêu quốc gia kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV

Các tin khác
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV

Quốc hội dành toàn bộ thời gian ngày làm việc hôm nay - 30/10 để tiến hành phiên giám sát tối cao việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và huyện Yên Bình tham quan xưởng sản xuất, chế biến gỗ Hoàng Thảo, xã Hán Đà.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Yên Bình đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp và nhân dân phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh để hoàn thành các mục tiêu Chương trình hành động số 135 của Tỉnh ủy.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tích cực tham gia các hoạt động tại kỳ họp Quốc hội/ Hội nghị xúc tiến, kết nối đầu tư Yên Bái với các doanh nghiệp Hàn Quốc/ Ngày hội việc làm năm 2023/ Hội thảo Hợp tác đào tạo và giải quyết việc làm/ Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn lần thứ IV gắn với Lễ hội cơm mới Đền Đông Cuông năm 2023/ Hội nghị kết nối giao thương nhà cung cấp với doanh nghiệp xuất khẩu/ Nam sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành giành vòng nguyệt quế tuần tại Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24... là những tin tức thời sự nổi bật trong tỉnh tuần qua.

Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1268/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục