Đổi thay trên quê hương Đại Phác anh hùng

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/4/2024 | 7:15:34 AM

YênBái - Xã Đại Phác, huyện Văn Yên được coi là cái nôi cách mạng của địa phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đỉnh cao là chiến công phá tan đồn Đại Phác, chặt đứt một mắt xích quan trọng trong tuyến phòng thủ theo hành lang Đông - Tây của Pháp mở màn cho chiến thắng sông Thao. Phát huy truyền thống cách mạng, từ một vùng đất nghèo, Đại Phác hôm nay đang chuyển mình, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đại Phác luôn quan tâm bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, cách mạng.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đại Phác luôn quan tâm bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, cách mạng.

Những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi tìm về Đại Phác - vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Đứng trên vùng chiến tích xưa, chúng tôi rất ngỡ ngàng trước sự đổi thay kỳ diệu của vùng đất này. Đó là những con đường giao thông nông thôn được bê tông hóa sạch đẹp, những ngôi nhà được xây kiên cố với đầy đủ tiện nghi, bên những thảm lúa xanh ngút mắt đã bắt đầu làm đòng. 

Cùng đi thăm một số mô hình phát triển kinh tế của xã, Chủ tịch UBND xã Đại Phác Hoàng Kim Chung phấn khởi cho biết: "Đại Phác đã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. Những năm qua, xã đã lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án, huy động sự tham gia đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn. Tính từ năm 2015 đến nay đã bê tông hóa thêm được 11,71 km đường, huy động xã hội hóa lắp đặt 69 biển báo theo đúng quy định; tổ chức trồng hoa và cây bóng mát hoặc cây cảnh phù hợp trên các tuyến đường, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp; các tuyến đường trên địa bàn xã hàng năm đều được duy tu bảo dưỡng thường xuyên. Đến nay, hệ thống đường giao thông trên địa bàn xã đã được đầu tư nâng cấp đảm bảo đi lại thuận tiện; có hệ thống đèn chiếu sáng, được trồng hoa, cây cảnh đạt tỷ lệ  80%. Ngoài ra hệ thống điện lưới quốc gia, trường học, trạm y tế cũng được đầu tư xây dựng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”. 

Bên cạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, Đảng bộ, chính quyền xã đã tập trung phát triển các vấn đề cốt lõi của nông thôn mới là phát triển đời sống người dân. Xã đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh tập trung phù hợp với điều kiện sản xuất, tổ chức vận động nhân dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn; đồng thời phát triển mở rộng quy mô diện tích cây trồng, vật nuôi có giá trị và hiệu quả phù hợp với điều kiện sản xuất để nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất, tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa với khối lượng sản phẩm lớn. 

Đến nay, Đại Phác hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: vùng trồng dâu nuôi tằm, vùng trồng quế, vùng trồng lúa chất lượng cao, trong đó quy hoạch cấp mã vùng trồng cho 5 ha lúa Chiêm hương cho Tổ hợp tác trồng lúa thôn Trung Tâm, xã Đại Phác. Tính hết năm 2023, diện tích đất trồng lúa đạt trên 255 ha, sản lượng đạt  trên 1.442,9 tấn; diện tích trồng ngô 220 ha, sản lượng đạt hơn 1.034 tấn; phát triển được 20ha cây ăn quả, sản lượng đạt 106 tấn. Bên cạnh đó xã tổ chức lại sản xuất, thành lập mới các hợp tác xã, tổ hợp tác làm đầu mối liên kết với người dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã. 

Bên cạnh phát triển cây trồng chủ lực, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, tự cung tự cấp sang chăn nuôi hàng hóa tập trung, trong đó có nhiều cơ sở chăn nuôi tập trung cho thu nhập cao. Nhờ tập trung phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 56,303 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 6,3%. 

Bên cạnh việc phát triển kinh tế, địa phương còn luôn quan tâm bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, cách mạng. Hiện tại UBND xã Đại Phác còn lưu giữ hình ảnh hào hùng của nhân dân Đại Phác trong việc phá tan đồn bốt của thực dân Pháp để giải phóng quê nhà. Đây sẽ mãi là niềm tự hào của mỗi người dân địa phương và là động lực tiếp sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đại Phác tích cực xây dựng quê hương ngày càng ấm no, hạnh phúc. Trước mắt là duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu nổi trội về chuyển đổi số, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 59 triệu đồng/người/năm.

Văn Thông

Tags Đại Phác Văn Yên vật chất tinh thần nông thôn mới

Các tin khác
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi với đoàn viên, thanh niên về công tác chuyển đổi số.

Kế thừa những thành quả vĩ đại của Chiến thắng lịch sử 30/4, các thế hệ cha ông đã xây dựng, nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt mà Đảng bộ tỉnh Yên Bái xác định là phải tích cực phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống cho nhân dân và xây dựng tỉnh phát triển "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.

(Ảnh: baochinhphu)

Cách đây 49 năm, khi thời cơ tổng công kích vào thành lũy cuối cùng của chính quyền Sài Gòn đã điểm, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch quyết chiến chiến lược mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng sức mạnh “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập - sào huyệt cuối cùng của chính quyền Sài Gòn; Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

Trải qua 2 cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, Sài Gòn đã chịu đựng và hy sinh vô bờ bến, để tạo nên một Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ. Ngày 30-4-1975, Sài Gòn được giải phóng.

Cử tri xã Yên Bình đồng thuận với việc sáp nhập xã

Để có được sự đồng thuận cao của nhân dân, cấp ủy, chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nắm rõ chủ trương, hiểu rõ ý nghĩa của việc sắp xếp đơn vị hành chính, từ đó "gỡ bỏ" được những gì còn băn khoăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục