Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Cán bộ có tâm lý e dè, né tránh, sợ trách nhiệm

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/5/2024 | 4:37:59 PM

YênBái - Mở đầu phiên thảo luận ở tổ ngày 23/5, dưới góc độ thành viên Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà - đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đánh giá cao các ý kiến phát biểu thảo luận, đồng thời nhấn mạnh một số dấu ấn trong lãnh đạo, điều hành của Chính phủ và sự cố gắng của các cấp ngành trong nửa đầu năm 2024.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà - đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái  phát biểu thảo luận tại tổ.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà - đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu thảo luận tại tổ.


Đại biểu khẳng định, chúng ta phải đối mặt với những cái khó khăn, thách thức chưa từng có, có những thách thức không dự báo trước được với những diễn biến hết sức phức tạp, khó khăn của tình hình thế giới và những khó khăn nội tại của đất nước. Thế nhưng bốn tháng qua chúng ta cũng đã đạt được một số những kết quả rất quan trọng; cơ bản giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, cơ bản là kiểm soát được lạm phát, cơ bản đảm bảo được các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đại biểu nêu những yếu tố mới bắt đầu những động lực để phát triển; những động lực cho tăng trưởng truyền thống, động lực cho tăng trưởng của một số yếu tố mới đã bắt đầu hình thành và có những cái dấu hiệu chuyển động rõ nét hơn, nhất là tăng trưởng từ kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

Trong điều kiện khó khăn vẫn tiếp tục ưu tiên, rất là quyết liệt, đồng bộ cho xây dựng và hoàn thiện thể chế, trong đó bám sát quan điểm tập trung cho phân cấp, phân quyền; từ việc phân cấp, phân quyền và tập trung để nâng cao cái chất lượng, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển trong tình hình mới. 

Nêu kết quả lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng có chuyển biến,đặc biệt là lĩnh vực văn hóa, Bộ trưởng cho biết: "Chúng ta đã tranh thủ một động lực chính trị nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để đẩy khí thế, truyền thống và khơi dậy lòng tự hào dân tộc rất tốt, tạo ra được một không khí, một tâm trạng xã hội, cũng có thể nói là đảo chiều hết sức tích cực”… 

Về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà khái quát những kết quả quan trọng, nêu những vấn đề liên quan đến xử lý về tài sản và trụ sở dôi dư; sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dôi dư và cho biết: Ban chỉ đạo của Trung ương cũng như các địa phương đang phải cố gắng, phối hợp chặt chẽ, chú động phương án ngay từ khi xây dựng đề án để giải quyết vấn đề này.

Nêu vấn đề các đại biểu đang rất quan tâm về tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh và chưa có dấu hiệu thuyên giảm, đại biểu Trà cho rằng đây cũng là một thực trạng đúng. 

"Chỉ ra nguyên nhân do hệ thống thể chế có mặt chưa đồng bộ, chưa thống nhất và có những mặt khi tiếp cận thì chúng ta hiểu với những cách hiểu khác nhau, cho nên dẫn đến nội dung thực tiễn đã có, đã đặt ra nhưng lại chưa được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật. Cho nên, thực tế khi thực thi công vụ thì chúng ta thấy cũng có những khó khăn, vướng mắc, lúng túng", đại biểu Trà nêu.

Đại biểu đề cập: "Thứ hai cũng phải nói đến, đó là năng lực, trình độ để hiểu biết pháp luật và thực hiện, thực thi các quy định của văn bản quy phạm pháp luật có mặt ở một số nơi chưa tốt. "Nhiều tỉnh người ta vẫn làm tốt mà tốc độ tăng trưởng kinh tế là dấu hiệu để khẳng định và tất cả những chỉ số đạt được hàng năm hoặc là của Chính phủ là trong đó có thể khẳng định được không phải là tất cả mà chỉ có một bộ phận thôi". 

Đại biểu cho biết: Khi mà siết chặt lại kỷ cương, kỷ luật, xử lý một cách nghiêm khắc, kiên quyết, kiên định và thẳng tay những vi phạm của cán bộ, đảng viên và công chức thì đúng là cũng có một số cán bộ có tâm lý e dè, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm. "Nếu như vậy thì không được, ý tôi muốn nói trách nhiệm của người đứng đầu; ở đâu mà trách nhiệm người đứng đầu tốt thì ở đó phát triển tốt” - Bộ trưởng nói.


Về tuyển dụng viên chức đối với vùng cao, vùng sâu là khó khăn, đại biểu cho biết thực tiễn đã có và thực tế là như vậy. Nếu nói về cơ chế chính sách thì chẳng có cơ chế, chính sách nào tốt hơn đối với viên chức vùng sâu, vùng xa hiện nay. Thống kê lại toàn bộ các chính sách liên quan đến viên chức ở vùng sâu, vùng xa thì thực chất là số chính sách liên quan đến cán bộ, công chức, đặc biệt là viên chức cùng cuộc sống sao làm tốt nhất và cao nhất và có thể nói là ưu đãi nhất.

Theo đại biểu, "nguyên nhân chính ở đây là nguồn tuyển mà chúng ta đào tạo, chúng ta dự báo, chúng ta tính toán để chúng ta chuẩn bị cho việc tuyển dụng, đấy là khó khăn. Thứ hai nữa là đào tạo theo cơ cấu của chúng ta khó khăn. Như vậy, gần như là không có dự báo cho đầu vào viên chức, chủ yếu là bên giáo dục. Cái nữa là cũng đưa vào những quy định chưa phù hợp với thực tiễn". 

Cho biết, vấn đề này là thị trường chi phối, người ta cũng có lựa chọn đấy dẫn đến số lượng sinh viên vào học sư phạm ít hơn, cái đầu ra sẽ ít hơn, đại biểu nói: "Chúng ta cũng vẫn phải xem lại vấn đề cử tuyển, cử tuyển theo lĩnh vực. Chẳng hạn như giáo dục, y tế và một số lĩnh vực khó của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phải ưu tiên một cách toàn diện và đồng bộ để đảm bảo được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo địa chỉ là rất cần thiết và phù hợp".

Sáng mai – 24/5, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường. Buổi chiều, các đại biểu thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ và Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).

Quang Tuấn

Tags đại biểu Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà Quốc hội khóa XV kỳ họp thứ 7 thảo luận

Các tin khác
Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận phát biểu thảo luận ở tổ sáng 23/5.

Sáng nay - 23/5, trong phiên thảo luận ở tổ về Báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và bốn tháng đầu năm 2024, đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Yên Bái đề nghị cần có cơ chế đáp ứng được nguồn nhân lực vùng cao.

Đồng chí Vũ Quỳnh Khánh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát của HĐND tỉnh tại xã Lâm Giang.

Sáng 23/5, đoàn công tác của HĐND tỉnh do đồng chí Vũ Quỳnh Khánh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát tại xã Lâm Giang, huyện Văn Yên về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; tình hình tổ chức và hoạt động của HĐND; triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Yên Bái".

Trong 2 ngày 22 và 23/5, huyện Văn Chấn tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV, năm 2024 với sự tham gia của 150 đại biểu là người DTTS tiêu biểu trên địa bàn. Đây là đại hội cấp huyện được tỉnh chọn tổ chức đại hội điểm.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu trong phiên thảo luận ở tổ sáng 23/5.

Trong phiên thảo luận ở tổ tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sáng nay - 23/5, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tham gia ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và bốn tháng đầu năm 2024; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo chương trình tổng thể của Chính phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục