Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, Dự án Luật Quy hoạch đô thị và Quy hoạch nông thôn

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/6/2024 | 4:07:42 PM

YênBái - Chiều 13/6, tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, Dự án Luật Quy hoạch đô thị và Quy hoạch nông thôn. Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị.

Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và một số sở, ban, ngành liên quan.

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản được xây dựng gồm 117 điều, bố cục thành 12 chương. Trong dự Luật có những quy định mới về điều tra cơ bản địa chất, phân nhóm khoáng sản, tăng cường phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương; bổ sung và làm rõ các hoạt động thu hồi khoáng sản, đăng ký khai thác khoáng sản nhóm IV không phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; bổ sung các trường hợp đặc thù cho phép khai thác khoáng sản không phải có quy hoạch khoáng sản (khai thác khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; thu hồi khoáng sản; khai thác tận thu khoáng sản); công nhận kết quả thăm dò khoáng sản thay vì phê duyệt trữ lượng; sử dụng vốn ngân sách từ nguồn sự nghiệp kinh tế để tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản chiến lược, quan trọng...

Tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, các đại biểu khẳng định Dự thảo Luật là cần thiết, nhằm thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành. 

Tuy nhiên, các đại biểu cũng có ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật ở từng nội dung như: tại Khoản 17 Điều 3 có đưa ra khái niệm "Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản”. Đề nghị bổ sung giải thích khái niệm "đóng cửa mỏ khoáng sản” để làm cơ sở cho các quy định có liên quan trong nội dung của Luật;  tại Điều 7- phân nhóm khoáng sản đề nghị làm rõ khái niệm "khoáng chất công nghiệp” đối với khoáng sản nhóm I và "vật liệu trong ngành công nghiệp xây dựng” đối với khoáng sản nhóm II và xử lý thế nào đối với khoáng sản có nhiều công dụng có thể xếp vào nhóm này hoặc nhóm kia, đối với khoáng sản nhóm IV cũng cần làm rõ; Khoản 2 Điều 9 nội dung chưa đầy đủ cần bổ sung thêm.

Các đại biểu cũng đề nghị xem xét, bổ sung nội dung đối với việc thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được quy định tại Điều 74 dự thảo Luật; đề nghị quy định cụ thể quyền ưu tiên việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản...


Đại biểu Sở Xây dựng tham gia ý kiến tại Hội nghị.

Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và Nông thôn được thiết kế với 5 chương, 8 mục, 61 điều, với 3 chính sách gồm: hoàn thiện các quy định về hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn; hoàn thiện các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn; hoàn thiện các quy định về lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, nguồn kinh phí và các quy định có liên quan khác nhằm nâng cao chất lượng, tính khả thi của quy hoạch đô thị và nông thôn, quyền được tiếp cận, cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị và nông thôn.

Cơ bản các đại biểu thống nhất về bố cục cũng như nội dung Luật. Tuy nhiên, một số đại biểu đề nghị xem xét chỉnh sửa, bổ sung, giải thích một số từ ngữ để hoàn thiện Dự thảo Luật như: tại Khoản 4 Điều 2 quy định: "Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của các hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác ….”; đề nghị xem lại đoạn "điểm dân cư nông thôn được quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang và phát triển theo quy hoạch” nên quy định quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn là quy hoạch ngành quốc gia theo pháp luật về quy hoạch sẽ phù hợp với thực tiễn hơn.

Tại Điều 6 quy định về yêu cầu đối với quy hoạch đô thị và nông thôn, các đại biểu đề nghị xác định cụ thể khu vực phát triển mới ở đây là khu vực gì và thế nào là khu vực mới. Đối với quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại Điều 20, cho thấy nội dung quy hoạch tại khoản 1 khá đầy đủ và chi tiết tại các điểm từ điểm a đến điểm g của Khoản 1. Tuy nhiên, khoản 1 chưa quy định về nội dung của quy hoạch chung đã được quy định tại Khoản 11 Điều 2 dự thảo Luật, đó là sự phù hợp của quy hoạch chung với sự phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững. Vì vậy, đề nghị cần thiết bổ sung thêm nội dung quy hoạch là xác định sự phù hợp của quy hoạch chung với sự phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững, cho đầy đủ và thống nhất với Khoản 11 Điều 2 dự thảo Luật.

Các đại biểu cũng đề nghị cơ quan soạn thảo xem lại nội dung: khoản 2 Điều 27 để quy định thống nhất giữa các Luật với nhau; Điều 29 hay Điều 33 cần được xem xét để quy định cho thống nhất, hạn chế chồng chéo, mâu thuẫn khó thực hiện trong thực tiễn khi Luật được ban hành; Khoản 4 Điều 34 quy định: "Thời hạn của quy hoạch không gian ngầm được xác định theo thời hạn quy hoạch chung và theo yêu cầu quản lý, phát triển” đại biểu đề nghị quy định cụ thể hơn nữa nội dung về thời hạn của quy hoạch không gian ngầm. Đề nghị xem lại quy định tại khoản 4 Điều 35 để quy định cụ thể hơn về xác định thời hạn của quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật. Khoản 1 Điều 51 quy định về Cắm mốc theo quy hoạch đô thị và nông thôn, trong đó có nội dung cắm mốc chỉ giới đường đỏ; đề nghị bổ sung vào Điều 2 giải thích từ ngữ đối với cụm từ "mốc chỉ giới đường đỏ” là như thế nào để thuận tiện cho việc thực hiện Luật…

Kết luận Hội nghị, đồng chí Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đỗ Đức Duy  ghi nhận và đánh giá cao 13 ý kiến tham gia, góp ý của các đại biểu tham gia sâu và thực tiễn. Các nội dung tham gia vào Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, Dự án Luật Quy hoạch đô thị và Quy hoạch nông thôn sẽ được Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh nghiên cứu, tổng hợp biên tập lại thành các nhóm vấn đề để bổ sung thêm tư liệu thảo luận tại tổ và trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Minh Huyền - Đức Toàn

Tags Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản; Luật Quy hoạch đô thị và Quy hoạch nông thôn

Các tin khác
Lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh chứng kiến các cơ quan, đơn vị ký kết giao ước thi đua.

Sáng 13/6, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ phát động thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019 - 2024.

Sáng nay – 13/6, Đoàn thành viên Hội đồng thành phố Richmond, bang British Columbia, Canada do ông Chak Au - Uỷ viên Hội đồng, Phó Thị trưởng thành phố Richmond làm trưởng đoàn đã tới chào xã giao lãnh đạo tỉnh Yên Bái. Đồng chí Tạ Văn Long – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp và làm việc với đoàn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp sáng 13/6.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế VAT 10%, theo Tờ trình số 300 ngày 8/6/2024 của Chính phủ.

Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng Đại hội.

Với 117 đại biểu chính thức đại diện cho trên 32 nghìn đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong huyện, sau 2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, sáng 13/6, Đại hội đại biểu huyện Trấn Yên lần thứ IV, năm 2024 đã thành công tốt đẹp. Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục