Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Thúc đẩy những bước tiến mới trong quan hệ song phương

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/8/2024 | 2:48:13 PM

Trên nền tảng quan hệ Việt - Trung vững chắc, chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm giúp làm sâu sắc thêm hợp tác thực chất trong nhiều lĩnh vực, đẩy mạnh việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, các học giả Trung Quốc nhận định.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Phu nhân Ngô Phương Ly chụp ảnh chung với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Phu nhân Bành Lệ Viên, ngày 19/8/2024 ở Bắc Kinh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Phu nhân Ngô Phương Ly chụp ảnh chung với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Phu nhân Bành Lệ Viên, ngày 19/8/2024 ở Bắc Kinh.

Tăng giao lưu, hợp tác Đảng

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm diễn ra chỉ nửa tháng sau khi ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy Việt Nam coi trọng quan hệ với Trung Quốc, ông Chen Hongsheng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Quảng Tây, nhận định.

"Đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến Quảng Châu hôm Chủ nhật, thăm những nơi chứng kiến hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, và trao đổi quan điểm với các nhân sĩ hữu nghị Trung Quốc và Việt Nam. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố và phát triển tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước và thúc đẩy tiến triển liên tục trong quan hệ song phương”, Xinhua dẫn lời ông Chen.

Chung nhận định, ông Yu Xiangdong - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam, Trường Đại học Trịnh Châu, cho rằng, việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chọn thành phố Quảng Châu làm điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm Trung Quốc có ý nghĩa lịch sử, khi năm nay kỷ niệm 100 năm hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Quảng Đông, thể hiện truyền thống cách mạng sâu sắc và tình hữu nghị giữa hai nước, và nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa hai Đảng.

"Chuyến thăm góp phần thúc đẩy việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, làm sâu sắc thêm hợp tác thực chất trong nhiều lĩnh vực. Đây là một lựa chọn lịch sử và thực chất cho sự phát triển quan hệ Việt - Trung, liên quan đến lợi ích cơ bản và phúc lợi của nhân dân hai nước, cũng như sự nghiệp hiện đại hóa mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang kiên trì theo đuổi”, ông Yu nhận định trên Global Times.


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm duyệt đội danh dự, ngày 19/8/2024, ở Bắc Kinh. 

Theo ông Yu, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng sẽ giúp Việt Nam duy trì chiến lược cân bằng giữa các cường quốc trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang được thực hiện rất tốt.

"Mặc dù Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mới nhậm chức không lâu, chúng ta đã thấy Việt Nam thể hiện tốt trong việc cân bằng trong các tương tác ngoại giao với các cường quốc như Trung Quốc, Mỹ, Nga…”, ông Yu nói.



Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vẫy tay chào các cháu thiếu nhi, ngày 19/8/2024, ở Bắc Kinh.

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế một cách thực chất

Các chuyên gia Trung Quốc cũng cho rằng, chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm không chỉ góp phần tăng cường phối hợp giữa hai quốc gia đang kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mà còn là thúc đẩy hợp tác thực chất trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại-đầu tư, đặc biệt là cơ sở hạ tầng như xây dựng, kết nối đường sắt.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN; Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam từ năm 2004, với Quảng Đông chiếm 20% thương mại song phương và có sự hợp tác hiệu quả với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, Global Times dẫn lời ông Gu Xiaosong - Viện trưởng Viện Nghiên cứu ASEAN tại Trường Đại học Đại dương nhiệt đới Hải Nam.


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự tiệc trà, ngày 19/8/2024, ở Bắc Kinh. 

Tăng cường kết nối đường sắt với Trung Quốc là một bước quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam, khi quốc gia này đang trải qua giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng thiếu cơ sở hạ tầng để hỗ trợ tốc độ này. Trong khi đó, Trung Quốc sở hữu công nghệ đường sắt cao tốc hàng đầu thế giới và có lợi thế về tài chính. Một khi hệ thống đường sắt được kết nối, Việt Nam có thể gia tăng tiếp cận thị trường Trung Quốc và mở rộng về phía châu Âu thông qua Trung Quốc.

Trong bảy tháng đầu năm nay, tổng cộng 6.850 container hàng hóa đã được vận chuyển qua đường sắt Trung Quốc - Việt Nam, tăng gấp 16 lần so với cùng kỳ năm trước, đưa thương mại song phương vào "đường cao tốc”, theo cơ quan chức năng Nam Ninh, thủ phủ tỉnh Quảng Tây ở miền nam Trung Quốc.

Ngoài ra, nhờ các chính sách thuận lợi như nhiều đường bay trực tiếp và cấp visa thuận tiện, du lịch xuyên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa và tình hữu nghị giữa hai nước, một quan chức du lịch Trung Quốc nói với Xinhua.


Bà Ngô Phương Ly - Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, dự tiệc trà do bà Bành Lệ Viên - Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì, ngày 19/8/2024 tại Bắc Kinh.

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 18 - 20/8 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, hai bên đã ký kết 14 văn kiện hợp tác và tuyên bố 2 văn kiện tại lễ ký kết. Trong số này có bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; giấy chứng nhận bàn giao hồ sơ kết quả Dự án viện trợ Việt Nam lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; hai nghị định thư về xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh của Việt Nam sang Trung Quốc; công thư về nghiên cứu tính khả thi của Dự án viện trợ kỹ thuật lập quy hoạch hai tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lạng Sơn-Hà Nội và Móng Cái-Hạ Long-Hà Nội…

(Theo TPO)

Các tin khác
Tham gia các hoạt động cùng dân góp phần giúp Ban Chỉ huy Quân sự huyện Trạm Tấu nắm tình hình địa bàn, kịp thời phát hiện đối tượng tuyên truyền tà đạo, đạo lạ.

Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Trạm Tấu đã phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường đấu tranh, ngăn ngừa không để tà đạo, đạo lạ xâm nhập địa bàn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì phiên họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu, công tác nhân sự Đại hội Đảng phải làm khẩn trương, thận trọng, phải bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; phải bảo đảm duy trì vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.

Sáng 21/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn việc thực hiện các nghị quyết đối với nhóm lĩnh vực thứ nhất, gồm: nông nghiệp và phát triển nông thôn; công thương; văn hóa, thể thao và du lịch.

Người dân thôn Đồng Thành, xã Vĩnh Lạc vệ sinh đường làng ngõ xóm, giữ gìn cảnh quan sạch đẹp. Ảnh tư liệu

Ngày 20/8, UBND tỉnh Yên Bái có công văn số 3027/UBND-TNMT về việc triển khai Quy hoạch bảo vệ bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục