Yên Bái xây dựng đời sống văn hóa vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của Nhân dân

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/11/2024 | 1:49:42 PM

YênBái - Sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo và thấm nhuần những lời dạy của Bác Hồ về thực hiện đời sống văn hóa để cuộc sống của nhân dân được tiến bộ, Yên Bái đã vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn địa phương.

Người dân thôn Khe Dịa, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn chung sức làm đường giao thông nông thôn.
Người dân thôn Khe Dịa, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn chung sức làm đường giao thông nông thôn.

Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX xác định phương hướng phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc” với 3 đột phá chiến lược, 7 nhiệm vụ trọng tâm. Yên Bái cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, cụ thể hóa một nội dung mới của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và từng bước hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc - mong ước suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cũng như của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời. 

Tỉnh Yên Bái đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững, là điểm sáng trong các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ. Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, doanh nghiệp và người dân, tỉnh Yên Bái đã kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 32,21% năm 2016 xuống còn 3,41% năm 2024. 

Các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và lồng ghép các nguồn lực thuộc các chương trình, dự án, điều kiện cơ sở hạ tầng tại các huyện nghèo, vùng đặc biệt khó khăn đã được quan tâm đầu tư; các chính sách hỗ trợ giảm nghèo được thực hiện hiệu quả, đời sống vật chất và tinh thần của hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tại các vùng đặc biệt khó khăn đã có sự cải thiện rõ nét.

Chất lượng giáo dục - đào tạo có nhiều khởi sắc, chất lượng giáo dục mũi nhọn và giáo dục đại trà được nâng lên. Tỉnh đã triển khai hiệu quả Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo. Yên Bái đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đứng thứ 24/63 tỉnh, thành phố và đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, đứng thứ 18/63 tỉnh thành phố. Tỷ lệ trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt 72,9%. 

Phong trào thi đua xây dựng, nhân rộng các mô hình "Trường học hạnh phúc”, "Lớp học hạnh phúc” được triển khai rộng khắp trong toàn tỉnh, 100% trường học trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện. Năm học 2023 - 2024, toàn tỉnh có 400 trường đạt tiêu chí "Trường học hạnh phúc” đạt tỷ lệ 88,7%, tăng 104 trường so với năm học trước, góp phần nâng cao nâng cao mức độ hài lòng của người dân về môi trường giáo dục, chất lượng dạy và học. 

Tỉnh cũng đã quan tâm ưu tiên nguồn lực phục vụ phát triển sự nghiệp y tế, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển nguồn nhân lực ngành y tế... nhằm nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, y tế dự phòng, y tế cơ sở. 

Đến nay, Yên Bái có 2 bệnh viện đa khoa, 5 bệnh viện chuyên khoa; đang xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành trung tâm khám bệnh, chữa bệnh chất lượng cao của khu vực Tây Bắc; toàn tỉnh đạt 10,8 bác sĩ/ mười nghìn dân; 34,6 giường bệnh/mười nghìn dân; 154/173 số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế, đạt 89%, vượt kế hoạch đề ra; nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu được thực hiện, Phong trào thi đua "Bác sĩ tận tâm - bệnh nhân hạnh phúc” nhằm nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân được triển khai sâu rộng trên tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn toàn tỉnh, người dân được thụ hưởng nhiều dịch vụ y tế có chất lượng ngay từ tuyến huyện, góp phần giảm chi phí cho nhân dân do phải chuyển tuyến và giảm tải cho tuyến sau. 


Mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh cơ bản xóa xong nhà dột nát. Ảnh: TL 

Công tác chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch. Công tác gìn giữ, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng con người Yên Bái được xác định là nhiệm vụ quan trọng, một trong những động lực tạo nên bản sắc và sức mạnh nội sinh trong quá trình phát triển. 

Chất lượng, hiệu quả Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được nâng lên. Tỷ lệ người dân tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt trên 43%. Xây dựng và phát triển du lịch theo hướng "Xanh, bản sắc, hấp dẫn”; xây dựng hình ảnh và thương hiệu "Yên Bái - Nơi hội tụ sắc màu Tây Bắc”, "Điểm đến an toàn, thân thiện, đặc sắc, hấp dẫn, ấn tượng” với các sản phẩm du lịch đặc thù, như: du lịch cộng đồng tìm hiểu văn hóa các dân tộc; du lịch sinh thái; du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch tâm linh, du lịch nông nghiệp... 

Để tiếp tục khơi dậy và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền thống cách mạng vẻ vang, xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững, toàn diện theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Chương trình hành động lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; tập trung cao độ, chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết, chương trình, đề án về phát triển kinh tế - xã hội. Huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. 

Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả 3 đột phá chiến lược: thực hiện các đề án, cơ chế, chính sách; huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy nhanh chuyển đổi số; chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trọng tâm là hạ tầng giao thông, đô thị, khu công nghiệp, hạ tầng chuyển đổi số, giáo dục, y tế, xây dựng nông thôn mới. 

Tỉnh cũng sẽ tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, quan tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm quốc phòng - an ninh; thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.

Yên Bái đã ban hành Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, mục tiêu hỗ trợ làm mới và sửa chữa 3.022 nhà, đến năm 2025 xóa nhà dột nát trên địa bàn toàn tỉnh. Từ năm 2023 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa 2.950/ 3.022 nhà, đạt 98% kế hoạch đề ra. Riêng năm 2023 làm gần 1.600 nhà, năm 2024 làm trên 1.400 nhà, hoàn thành mục tiêu Đề án trước 1 năm so với kế hoạch. Ngoài việc hỗ trợ 3.022 căn nhà theo Đề án, từ đầu nhiệm kỳ 2021 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa được trên 3.400 căn nhà bị ảnh hưởng do thiên tai. Đặc biệt, sau ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 vừa qua, tỉnh đã quyết định hỗ trợ 1.422 hộ có nhà bị sập, trôi đổ, phải di dời khẩn cấp và nhà bị hư hỏng nặng với mức hỗ trợ 60 triệu đồng/nhà sập, đổ hoàn toàn và nhà phải di dời làm mới; 30 triệu đồng/căn nhà hư hỏng nặng.

Hồng Duyên

Tags Yên Bái văn hóa cuộc sống ấm no hạnh phúc Nhân dân

Các tin khác

Khác với mọi năm, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm nay mang một ý nghĩa rất đặc biệt bởi người dân Yên Bái vừa phải trải qua trận bão lũ lịch sử gây nhiều đau thương, mất mát. Với tâm thế mới, các địa phương trong tỉnh đã cố gắng, nỗ lực để tổ chức các hoạt động vừa đảm bảo được ý nghĩa của ngày hội, vừa phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

Lãnh đạo UBND huyện Văn Yên kiểm tra tiến độ trồng cây ngô đông tại xã Yên Phú.

Triển khai thực hiện thắng lợi toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 theo Chương trình hành động số 188-CTr/TU ngày 25/11/2023 của Tỉnh ủy Yên Bái, Huyện ủy Văn Yên đã đề ra nhiều giải pháp mang tính đột phá và tập trung thực hiện với tinh thần đổi mới, sáng tạo, linh hoạt, trách nhiệm cao.

Các hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa tiêu biểu tại bản Trống Là, xã Hồ Bốn được khen thưởng nhân Ngày hội ĐĐK toàn dân tộc năm 2023.

Những ngày này, trên khắp các bản làng, khu dân cư trên địa bàn huyện vùng cao Mù Cang Chải đang rộn ràng chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam - Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), tạo khí thế phấn khởi, tinh thần đoàn kết tiếp tục phấn đấu đến năm 2025, Mù Cang Chải không còn là huyện nghèo.

Bà Nguyễn Thị Lan Anh (bên trái) - Tổ trưởng tổ dân phố số 9, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái thăm hỏi, tặng quà hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Người cao tuổi (NCT) Yên Bái những năm qua không chỉ nêu gương sáng trong lao động, sản xuất, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư… mà còn phát huy bản lĩnh, kinh nghiệm sống, tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục