Quốc hội xem xét 64 nội dung trong 37 ngày làm việc tại Kỳ họp thứ 9

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/4/2025 | 5:34:38 PM

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến diễn ra từ 5/5-28/6, tiến hành trong 2 đợt với 37 ngày làm việc để xem xét, quyết định 56 nội dung và nhóm nội dung.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chiều nay 28/4, tại Phiên họp 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Báo cáo tại phiên họp, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 37 ngày và có bố trí làm việc một số ngày cuối tuần; khai mạc vào sáng 5/5/2025, dự kiến bế mạc chiều ngày 28/6/2025 và được tổ chức thành 2 đợt (Đợt 1 từ 5- 29/5 và Đợt 2 từ 11- 28/6/2025).

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 64 nội dung, nhóm nội dung (3 nghị quyết về công tác lập hiến; 49 luật, nghị quyết thuộc công tác lập pháp; 12 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng khác của đất nước); đồng thời, có 8 nhóm nội dung các cơ quan gửi báo cáo để đại biểu Quốc hội nghiên cứu, làm cơ sở để thực hiện quyền giám sát và xem xét các nội dung theo quy định.

Về dự kiến chương trình, Tổng Thư ký Lê Quang Tùng cho biết, bổ sung 10 nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9 do đã có ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, kết luận của UBTVQH khi xem xét, cho ý kiến về từng nội dung hoặc Chính phủ đã gửi hồ sơ, đã được bố trí trong chương trình để UBTVQH cho ý kiến tại phiên họp này.

Đó là: Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật; Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi; Việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031. Bên cạnh đó bổ sung một số báo cáo của Chính phủ.

Theo Tổng Thư ký Quốc hội, có 4 nội dung rút khỏi chương trình kỳ họp: Dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc một số dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT (dự kiến thể hiện nội dung này trong nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư); việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định sau khi đã hoàn thành việc sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính); chủ trương hỗ trợ vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam từ nguồn ngân sách Nhà nước (UBTVQH đã xem xét và nhận thấy nội dung này không thuộc thẩm quyền của Quốc hội).

Cho ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý sắp xếp nội dung chương trình, bởi rất nhiều nội dung phải được quyết định trước 30/6. Bên cạnh việc thống nhất với việc rút 4 nội dung trên, ông Trần Thanh Mẫn cũng đồng ý việc chưa bổ sung Dự thảo Nghị quyết đào tạo các ngành, nghề chuyên môn đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật, Chính phủ có thể ban hành nghị định để thực hiện, sau đó nghiên cứu sửa luật liên quan.

Theo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 9, ngay trong ngày làm việc đầu tiên (5/5), Quốc hội sẽ thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

(Theo VOV)

Các tin khác
Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đồng chí Trần Huy Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy tặng lẵng hoa chúc mừng Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc thành phố Yên Bái.

Chiều 28/4, Thành ủy Yên Bái đã long trọng tổ chức Hội nghị gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố (7/5/1945 - 7/5/2025). Tới dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Trần Huy Tuấn – Bí thư Tỉnh ủy. Cùng dự có các đồng chí: Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Đức Minh - Ủy viên Ban Thường vụ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; cùng các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh qua các thời kỳ; các đồng chí nguyên lãnh đạo thành phố Yên Bái qua các thời kỳ…

Các đại biểu tại buổi gặp mặt.

Ngày 28/4, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đồng chí Trần Huy Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy đã tới dự và phát biểu tại buổi gặp mặt.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru cùng Phu nhân.

Hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện, thực chất của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á.

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67.

Sáng 28/4, nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng nhớ Người tại Nhà 67 trong khuôn viên Phủ Chủ tịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục