Thắt chặt quan hệ hợp tác Campuchia - Lào-Myanmar - Việt Nam
- Cập nhật: Thứ sáu, 7/11/2008 | 12:00:00 AM
Ngoài mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống, Campuchia-Lào-Myanmar và Việt Nam có cùng mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế và thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước khác của ASEAN
|
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu như vậy tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 4 bốn nước Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội chiều nay (6/11). Tham dự Hội nghị còn có Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdec Hunsen, Thủ tướng CHDCND Lào Bouasone Bouphavanh, Thủ tướng Myanmar Thein Sein, Phó Tổng thư ký ASEAN Soung Ratchavi và nhiều quan chức cấp cao bốn nước.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Trong bối cảnh hiện nay đặt ra nhiều thách thức mới trong đó có các nước Campuchia – Lào – Myanmar - Việt Nam. Vì vậy, việc tăng cường hợp tác giữa các nước là cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia, đẩy nhanh tiến trình liên kết kinh tế ASEAN, góp phần giảm thiểu tác động từ bên ngoài. Những biến động phức tạp hiện nay của kinh tế thế giới đang đặt ra những thách thức mới đối với tất cả các nước, trong đó có các nước CLMV.”
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
Theo Thủ tướng, với xuất phát điểm thấp và trình độ phát triển còn hạn chế, các nước CLMV dễ bị tổn thương hơn trước những biến động xấu của kinh tế thế giới và khu vực. Chính vì vậy, việc tăng cường hợp tác giữa bốn nước trong khuôn khổ hợp tác CLMV càng trở nên hết sức cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở từng quốc gia, đẩy nhanh tiến trình liên kết kinh tế trong ASEAN, góp phần giảm thiểu tác động không thuận từ bên ngoài.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết bốn nước đã định hình cơ chế hợp tác và chuyển sang triển khai các hoạt động cụ thể, thông qua danh mục các dự án CLMV, việc tăng cường hợp tác giữ 4 nước có thêm điều kiện thuận lợi. Xu thế liên kết kinh tế trong tiểu vùng sông Mêkông và khu vực ngày càng được đẩy mạnh. Hợp tác tiểu vùng Mêcông đã và đang từng bước đi vào hoạt động, đặc biệt là hành lang kinh tế Đông - Tây, hành lang phía Nam, tạo nên không gian phát triển rộng lớn, năng động hơn hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Thủ tướng khẳng định Hội nghị Cấp cao CLMV lần thứ 4 sẽ là dịp để bốn nước cùng thảo luận, trao đổi, đề ra biện pháp hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, cùng thúc đẩy sự phát triển của mỗi nước và tăng cường liên kết kinh tế.
Thủ tướng Campuchia Samdec Hun Sen |
Thủ tướng Hun Sen nói: “Hội nghị cấp cao CLMV nhằm tìm kiếm các giải pháp thực hiện các mục tiêu mà bốn nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam đã đề ra và tăng cường hợp tác trong nội khối ASEAN cũng như giữa các nước thành viên ASEAN và các nước đối thoại và các đối tác khác.”
Thủ tướng Hun Sen cũng cho biết thêm việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa bốn nước và 6 thành viên khác của khối ASEAN sẽ góp phần to lớn vào việc xây dựng một cộng đồng ASEAN thịnh vượng trong tương lai.
Kể từ Hội nghị ở Vientiane thì Hội nghị CLMV đã phát triển một bước trong giai đoạn xây dựng khuôn khổ hợp tác sang giai đoạn triển khai hợp tác cụ thể, tăng cường phối hợp chính sách hội nhập của mỗi nước và phối hợp giữa các ngành.
“Tôi cho rằng đây là cơ chế rất thành công và chúng ta đã thực hiện rất thành công chương trình hành động CLMV được thông qua ở Cebu, Philippines năm 2007. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng việc thực hiện chương trình hành động này sẽ tăng cường động lực của chúng ta trong tất cả các chương trình hợp tác khác, đảm bảo sự hợp tác đó ngày càng thành công,” ông Hun Sen nói.
Thủ tướng Lào Bouasone Bouphavanh |
Theo Thủ tướng Lào, hợp tác giữa 4 nước là điều kiện cần và là nhân tố chính cho tiến trình hội nhập chung của ASEAN và trong việc xây dựng cộng đồng ASEAN. Hơn nữa điều này giúp mang lại lợi ích về chiến lược cho ASEAN và khu vực đồng thời giúp mang lại sự thịnh vượng của các quốc gia.
Bốn nước phải vượt qua nhiều thách thức và trở ngại trong khu vực như nhu cầu xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015 cũng như những khó khăn xuất phát từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thủ tướng CHDCND Lào bày tỏ tin tưởng rằng Hội nghị thành công và biến thách thức hiện nay thành cơ hội thông qua sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa đóng góp vào xây dựng cộng đồng ASEAN.
Thủ Tướng Myanmar Thein Sein |
Thủ tướng Thein Sein cho rằng các nước đã trợ giúp và hợp tác để vượt qua những khó khăn cũng như đạt được những mục tiêu đề ra trong tuyên bố Bagan cách đây 4 năm. “Hội nghị cấp cao lần này cho chúng ta cơ hội đê kiểm điểm lại những tiến bộ đã đạt được và đưa ra kế hoạch cho thời gian tới”, ông Thein Sein nói
Phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao CLMV, Phó Tổng thư ký ASEAN Soung Ratchavi, cho biết đến thời điểm này toàn bộ các
Phó Tổng thư ký ASEAN |
Bà cũng nhấn mạnh rằng việc thành công trong việc duy trì sự phát triển bền vững và xây dựng một cộng đồng ASEAN thịnh vượng phụ thuộc rất nhiều vào nỡ lực hợp tác và hội nhập của các nước CLMV. Ban thư ký ASEAN ủng hộ các chương trình hành động của các nước CLMV, tập trung vào hợp tác phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Kết thúc Hội nghị, bốn nước CLMV đã ký Tuyên bố chung bao gồm 17 điểm về cơ chế và lĩnh vực hợp tác giữa các nước Campuchia – Lào – Myanmar - Việt Nam.
(Theo VOV)
Các tin khác
Đến thời điểm này, đã có 3 trong số 7 tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới Việt-Trung trên thực địa trước thời hạn, gồm Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao bốn nước Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) đã chính thức khai mạc sáng nay (6/11) tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
Tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII tập trung thảo luận Luật Cán bộ, công chức và Luật Giao thông đường bộ(sửa đổi). Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái) đã có ý kiến tham gia về Luật Cán bộ, công chức như sau:
Ngày 5-11, kết thúc phiên giám sát tối cao của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư XDCB sử dụng vốn nhà nước ở các bộ, ngành, địa phương từ năm 2005 đến năm 2007, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết sẽ không ra một nghị quyết riêng về vấn đề này, nhưng “các giải pháp khắc phục những tồn tại sẽ được đưa vào nghị quyết chung của kỳ họp về nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2009”.