Hiệu quả giám sát: Khẳng định vai trò của hội đồng nhân dân

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/9/2010 | 8:52:06 AM

YBĐT - Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân (HĐND) không chỉ là hoạt động thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND mà còn là trách nhiệm của người đại biểu được nhân dân bầu ra thay mặt mình ở cơ quan quyền lực Nhà nước.

Giám sát ngoài việc nhằm mục đích phòng ngừa vi phạm pháp luật còn đưa ra các phân tích, đánh giá và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu hoạt động quả quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền. Mặt khác, hoạt động giám sát là phương tiện quan trọng trong việc quản lý, giáo dục đội ngũ cán bộ, công chức, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật hay lạm quyền trong hoạt động quản lý.

Có thể nói, hoạt động giám sát là yêu cầu khách quan cần thiết trong sự tồn tại và phát triển của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và là  thước đo khẳng định vai trò, vị trí của HĐND - cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhân dân giao phó.

Thực tiễn hoạt động của HĐND cho thấy, hoạt động này đã có nhiều cải tiến, chất lượng, hiệu quả giám sát dần được nâng lên. Tuy nhiên, với yêu cầu đặt ra, hoạt động giám sát còn hạn chế, cần tiếp tục quan tâm và đổi mới, đặc biệt là việc giám sát các lĩnh vực chuyên ngành, giám sát thực hiện chi, quyết toán ngân sách địa phương. Một số hình thức giám sát đã được các địa phương chủ động, sáng tạo và áp dụng để phù hợp với điều kiện thực tế, cụ thể như: thường trực HĐND cấp tỉnh tổ chức giám sát những vấn đề được cử tri quan tâm bằng hình thức chất vấn giữa hai kỳ họp (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ); thường trực HĐND cấp tỉnh thành lập đoàn giám sát chuyên đề về việc trả lời và thực hiện chất vấn (Bình Thuận); tổ chức giám sát bằng hình ảnh, ghi lại những nội dung giám sát và báo cáo tại kỳ họp HĐND (Tuyên Quang). Các hình thức này đã đem lại hiệu quả rõ rệt, được các đại biểu HĐND và cử tri hoan nghênh...

Những đổi mới về nội dung và cách thức tiến hành giám sát được thực hiện nhìn chung phù hợp với cơ chế hoạt động của HĐND các cấp. Nhờ đó, kết quả giám sát của HĐND đã có tác dụng tích cực trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc ở địa phương, phản ánh thực tế để HĐND yêu cầu UBND có biện pháp giải quyết, điều chỉnh.

Hiệu quả hoạt động giám sát tuy đã được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân. Nội dung và số lượng các cuộc giám sát chưa bao quát toàn diện, đầy đủ các lĩnh vực. Một số lãnh đạo các sở, ngành bị giám sát không tham dự. Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện, nhất là cấp xã còn nhiều khó khăn, lúng túng và kết quả chưa thật rõ nét. Đặc biệt là những kiến nghị sau giám sát chưa được UBND quan tâm đúng mức.

Nhìn vào những tồn tại qua giám sát có thể thấy, các nguyên nhân nổi lên là: các đại biểu HĐND còn thiếu những kiến thức sâu về lĩnh vực cần giám sát; đội ngũ tham mưu giúp việc vừa thiếu vừa chưa đáp ứng được yêu cầu. Mặt khác, về khách quan, cơ sở pháp lý còn nhiều bất cập; những quy định về chức năng, nhiệm vụ của đoàn giám sát trong các văn bản chưa thống nhất; cơ chế giám sát chưa cụ thể, chưa có chế tài nên hạn chế nhiều đến hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND...

Để hoạt động giám sát thực sự có hiệu quả, cần phát huy trách nhiệm chung của HĐND, thường trực HĐND, các ban HĐND; trách nhiệm của từng đại biểu HĐND; trách nhiệm của các đối tượng bị giám sát trong việc theo dõi thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Kết thúc giám sát, cần phải có báo cáo kết quả cụ thể.

Giám sát ai, giám sát vấn đề gì, giám sát như thế nào, giám sát để làm gì, sau giám sát phải làm gì vẫn là những câu hỏi mà nhiều đại biểu HĐND trăn trở trong đổi mới hoạt động của HĐND các cấp. Chính hiệu quả giám sát góp phần xác định vị trí, vai trò của HĐND trong tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp.

 Trong báo cáo cần có nhận xét, đánh giá những mặt đã đạt được, những thiếu sót còn tồn tại, nguyên nhân và kiến nghị với HĐND, UBND, các cơ quan có thẩm quyền về những chủ trương, biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở và những vấn đề cần quan tâm chỉ đạo.

Ngoài ra, báo cáo kết quả giám sát có thể đưa ra các đề nghị, gợi ý mang tính giải pháp để góp phần tháo gỡ những hạn chế, tồn tại của lĩnh vực được giám sát. Các kiến nghị phải đi thẳng vào vấn đề cụ thể, đưa ra các mốc thời gian để yêu cầu cơ quan được giám sát và các cơ quan liên quan phải xem xét, giải quyết kịp thời.

Hoạt động giám sát của HĐND không chỉ kết thúc ở giai đoạn đưa ra thông báo kết luận, báo cáo kết quả giám sát mà còn phải tiếp tục được theo dõi, đôn đốc đến cùng việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan, địa phương được giám sát. Vì vậy, báo cáo kết quả giám sát, thông báo kết luận giám sát phải được gửi kịp thời tới các cơ quan, địa phương được giám sát đồng thời gửi tới cấp ủy Đảng địa phương, cơ quan Nhà nước cấp trên trực tiếp của cơ quan, địa phương được giám sát và các đại biểu HĐND. Việc làm này tạo điều kiện đôn đốc thực hiện.

Giám sát ai, giám sát vấn đề gì, giám sát như thế nào, giám sát để làm gì, sau giám sát phải làm gì vấn là những câu hỏi mà nhiều đại biểu HĐND trăn trở trong đổi mới hoạt động của HĐND các cấp. Chính hiệu quả giám sát góp phần xác định vị trí, vai trò của HĐND trong tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp.

B.T (NĐBND)

Các tin khác
Ảnh chỉ mang tỉnh minh họa

Để chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội sắp tới (dự kiến khai mạc ngày 20-10), Thủ tướng Chính phủ đã phân công 14 thành viên Chính phủ chuẩn bị các báo cáo, tờ trình, dự thảo luật dự kiến sẽ được trình bày và xem xét tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Trưởng đoàn An ninh các nước ASEAN.

Chiều 29/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp đoàn đại biểu 10 quốc gia thành viên ASEAN sang Việt Nam dự Hội nghị những người đứng đầu cơ quan An ninh các nước ASEAN lần thứ nhất (MACOSA).

Bí thư Tỉnh ủy thăm gia đình chị Hoàng Thị Phúc ở bản Bay, xã Nghĩa Phúc thực hiện mô hình làm nấm sò.

YBĐT - Ngày 29/9, đồng chí Hoàng Xuân Lộc - Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH 9 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2010 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Ngày 28/9, bên lề Đại Hội Đồng Liên hợp quốc khóa 65, Nhóm Bạn bè của Liên minh các nền văn minh thuộc Liên hợp quốc (UNAOC) đã họp Hội nghị cấp Bộ trưởng nhằm kiểm điểm hoạt động của UNAOC trong 4 tháng qua kể từ Diễn đàn lần thứ ba tại Rio de Janeiro, Brazil, và bàn thảo công tác chuẩn bị cho Diễn đàn Doha năm 2011.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục