Những bài học kinh nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang
- Cập nhật: Thứ năm, 22/12/2011 | 9:15:51 AM
YBĐT - Những bài học về xây dựng LLVT cách mạng của thời kỳ mở đầu cuộc kháng chiến cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.
Thủ trưởng Bộ CHQS tỉnh Yên Bái và các ban, ngành thăm mô hình học cụ phục vụ huấn luyện.
(Ảnh: Văn Trung)
|
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, nhân tố quan trọng quyết định đường lối kháng chiến của dân tộc ta là phải xây dựng LLVT nhân dân để làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, là bài học kinh nghiệm quý báu tiếp tục vận dụng xây dựng LLVT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội nghị cán bộ Bắc Kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương ra nghị quyết xác định nhiệm vụ chỉ rõ: phải đặc biệt tổ chức các đội tự vệ chiến đấu các làng, mỗi làng phải cử ít nhất một người lên tỉnh học trường quân sự thường thức để về huấn luyện cho đội viên đội tự vệ; mỗi phủ, huyện ít nhất phải có một trung đội canh gác, động viên toàn dân kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài; phối hợp chiến thuật du kích với phương pháp bất hợp tác đến triệt để.
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, nhân tố quan trọng quyết định đường lối kháng chiến của dân tộc ta là phải xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân để làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, là bài học kinh nghiệm quý báu tiếp tục vận dụng xây dựng LLVT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng LLVT chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài
Quan điểm và chủ trương này đã được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ ngay từ Hội nghị Trung ương lần thứ 8 với chủ trương "vũ trang toàn dân", tư tưởng chỉ đạo "đem sức ta giải phóng cho ta", "mở rộng quân giải phóng Việt Nam". Đảng ta đã chỉ đạo việc tổ chức xây dựng lực lượng, trước hết là lực lượng chính trị quần chúng trong các đoàn thể cứu quốc của Mặt trận Việt Minh.
Với phương châm: "Người trước - súng sau", bắt đầu từ sự kiên trì từng bước giác ngộ chính trị và bồi dưỡng ý chí cách mạng của quần chúng. Quá trình xây dựng, củng cố, phát triển lực lượng chính trị trong quần chúng ngày càng vững mạnh cũng là quá trình từng bước hình thành những đội vũ trang địa phương mà chức năng ban đầu là bảo vệ lực lượng chính trị quần chúng.
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, phong trào vũ trang toàn dân diễn ra hết sức sôi nổi trong toàn quốc. Già, trẻ, gái, trai các làng xã đều tự sắm sửa vũ khí, luyện tập quân sự hàng ngày. Các đoàn thể cứu quốc đều quân sự hóa. Các đội tự vệ vốn là lực lượng xung kích cùng nhân dân nổi dậy giành chính quyền nay được củng cố, phát triển trở thành tự vệ cứu quốc.
Đến cuối năm 1945, hầu hết các thôn xã, đường phố, nhà máy trên cả nước đều tổ chức lực lượng tự vệ. Do sự phát triển của tình hình, tháng 9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị phải nhanh chóng chấn chỉnh và mở rộng giải phóng quân. Chính phủ đã ra Sắc lệnh số 71, Vệ quốc đoàn chính thức trở thành Quân đội quốc gia.
Lực lượng quân đội ta lúc bấy giờ được biên chế theo từng trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội; ở các tỉnh có các chi đội, ở các huyện có chi đội hoặc phân đội bộ đội địa phương; riêng các địa phương Nam Bộ, Trung Bộ, ta tổ chức các đội du kích; ở Bắc Bộ, Trung Bộ thành lập các trung đội dân quân tự vệ.
Đây là bài học kinh nghiệm có ý nghĩa hết sức sâu sắc trong xây dựng LLVT của Đảng mà không chỉ chú ý xây dựng về mặt số lượng, Đảng ta và Bác Hồ đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề rèn luyện, nâng cao trình độ, khả năng chiến đấu cho các lực lượng bằng phương pháp rất cụ thể là đưa vào thực tiễn để rèn luyện, sát với khả năng, phù hợp với LLVT và từng địa phương; làm tốt việc truyền thụ kinh nghiệm chiến đấu. LLVT thực sự trở thành lực lượng cơ bản để đánh thắng địch ngay từ những ngày đầu và làm nòng cốt trong suốt cuộc kháng chiến.
Dựa chắc vào dân để xây dựng, phát triển LLVT trong chiến tranh nhân dân
LLVT nhân dân do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức và lãnh đạo, sinh ra từ trong cao trào cách mạng của quần chúng, được nhân dân nuôi dưỡng, giáo dục, che chở và là lực lượng của dân, do dân, vì dân. Xây dựng LLVT nhân dân mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân là nguyên tắc hàng đầu của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.
Tư tưởng đó bắt nguồn từ quan điểm "lấy dân làm gốc", coi "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng", Người chỉ rõ: "Không có dân thì không có bộ đội", còn bộ đội thì ở trong dân, bênh vực quyền lợi cho dân, vì dân mà hy sinh chiến đấu, tận tâm, tận lực, vui lòng hy sinh vì sự nghiệp cứu nước, vì Tổ quốc, vì cách mạng.
Tư tưởng chỉ đạo cơ bản trong xây dựng bản chất cách mạng cho LLVT nhân dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ là: "Trung với nước, hiếu với dân". Đó là bổn phận thiêng liêng của mỗi cán bộ, chiến sỹ trong LLVT, xuất thân từ nhân dân và trở thành một lực lượng đặc biệt của nhân dân, do dân nuôi dưỡng, che chở, bảo vệ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: phải xây dựng LLVT nhân dân cũng như xây dựng quân đội thực sự của dân, do dân, vì dân; khẳng định nguồn gốc của LLVT từ nhân dân mà ra. Người cho rằng, nhân dân là vô địch và trận địa vững chắc nhất là trận địa lòng dân.
Chính vì thế, Hồ Chủ tịch thường xuyên nhắc nhở: Phải nhớ rằng, nhân dân là chủ, dân như nước, LLVT như cá; lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân. Phải giúp đỡ dân, phải làm cho dân tin, đến phục, đến yêu và giúp đỡ là cả một quá trình phát triển của mối quan hệ giữa các LLVT với nhân dân, từ một người làm ra một bộ phận, một đơn vị, địa phương đến toàn thể LLVT và toàn dân; LLVT chỉ có dựa chắc vào dân thì mới phát triển được nhanh chóng, vững chắc và sức mạnh quân đội mới không ngừng được nâng cao, là một trong những điều kiện bảo đảm cho LLVT nhân dân ngày càng lớn mạnh.
Xây dựng LLVT vững mạnh, trước hết là coi trọng xây dựng về lý tưởng, tinh thần chiến đấu
Xây dựng LLVT về chính trị được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng. LLVT của ta khởi đầu hình thành từ phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân, tuyển chọn trong số hạt nhân tiêu biểu của quần chúng cách mạng với phương châm xây dựng quân đội là "Chính trị trọng hơn quân sự", xây dựng LLVT trở thành một công cụ sắc bén của Đảng, lấy bản chất chính trị và mục tiêu chính trị của cách mạng làm nội dung hoạt động. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng rất coi trọng giáo dục động cơ, lý tưởng chiến đấu cho LLVT, trước hết là nhận thức đúng đắn về bản chất xâm lược của kẻ thù và mục tiêu chiến đấu vì nền độc lập của dân tộc.
Trong lời hiệu triệu đồng bào toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Chúng ta phải hiểu rằng, có nhiều thứ chiến tranh, chiến tranh bằng sức người, chiến tranh bằng vũ khí, chiến tranh bằng chính trị, chiến tranh bằng tinh thần… dân ta bây giờ ắt phải luôn chuẩn bị đồng thời phải luôn trấn tĩnh, kiên quyết, sẵn sàng đối phó với mọi tình thế, không bao giờ rối trí, sợ sệt".
Nhờ có sự chuẩn bị và động viên, cổ vũ về tư tưởng, tinh thần sâu sắc cùng với xây dựng và củng cố tổ chức chặt chẽ, kịp thời nên LLVT đã cùng toàn dân phát huy được sức mạnh tổng hợp, khắc phục mọi khó khăn, thiếu thốn, dũng cảm, kiên cường chiến đấu, mở đầu cho toàn quốc kháng chiến thắng lợi. Trong đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đúng đắn tầm quan trọng của việc xây dựng LLVT, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở để xây dựng sức mạnh toàn diện và sức chiến đấu của LLVT. Do đó, trong bất luận trường hợp nào, LLVT đều tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đối với LLVT tỉnh Yên Bái, từ đội du kích tập trung đầu tiên làm nòng cốt cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đến ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, lực lượng dân quân du kích đã phát triển rộng khắp ở các thôn, bản và thành lập Trung đoàn Phú Yên (e92), tổ chức huấn luyện quân sự, chính trị, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
Các đơn vị vũ trang được tập trung bố trí ở các địa bàn trọng yếu và sẵn sàng chiến đấu để tiêu diệt địch; thành lập các tổ công tác, đội tuyên truyền, vận động thành lập các hội như: Hội Liên hiệp Quốc dân, Hội Thanh niên Cứu quốc, Hội Phụ nữ Cứu quốc; tuyên truyền, vận động nhân dân nắm chắc chủ trương kháng chiến của Đảng và Chính phủ tới nhân dân, kiên trì vận động nhân dân thực hiện chủ trương “tiêu thổ để kháng chiến”, thực hiện “vườn không, nhà trống”, cất giấu tài sản, lập các kho dự trữ lương thực, thực phẩm để phục vụ cho kháng chiến lâu dài.
Trên cơ sở phát huy thành quả xây dựng LLVT nhân dân 67 năm qua, tiếp tục học tập kinh nghiệm xây dựng LLVT nhân dân thời kỳ đầu kháng chiến toàn quốc để vận dụng xây dựng LLVT nhân dân vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng - an ninh theo Chỉ thị 12-CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị định 116/2007/NĐ-CP của Chính phủ nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ đảng viên và nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; tập trung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành; chú trọng giáo dục truyền thống, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào, tự tôn dân tộc cho toàn dân, nhất là thế hệ trẻ.
Qua đó nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không để các thế lực thù địch phá hoại đường lối đối ngoại của Đảng, phá vỡ mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nước ta với các nước láng giềng. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nền quốc phòng toàn dân, trước hết là "thế trận lòng dân" gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Trước yêu cầu cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay, chúng ta càng phải coi trọng việc nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của LLVT ba thứ quân, đặc biệt là Quân đội nhân dân.
Trên cơ sở quán triệt sâu sắc các quan điểm, tư tưởng quân sự của Đảng, trọng tâm là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo đảm cho quân đội thực sự là lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước, nhân dân và là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
Trong quá trình xây dựng quân đội vững mạnh về mọi mặt, trước hết là vững mạnh về chính trị, phải chú trọng tạo bước đột phá trong việc xây dựng quân đội từng bước hiện đại; phát huy sức mạnh tổng hợp, tinh thần tự lực, tự cường, huy động mọi nguồn lực của đất nước để trang bị và từng bước hiện đại LLVT có trọng tâm, trọng điểm như: xây dựng các lực lượng hải quân, phòng không - không quân, thông tin liên lạc, lực lượng trinh sát kỹ thuật, tác chiến điện tử… nhằm tạo bước phát triển mới về chất lượng và sức mạnh chiến đấu mới của quân đội nhân dân; chú trọng đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học quân sự, khoa học kỹ thuật quân sự, nhân văn quân sự… nhằm từng bước phát triển nền nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời kỳ mới.
Ngày nay, thực hiện phương hướng xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo và phát triển các bài học kinh nghiệm trong xây dựng LLVT năm xưa là: không ngừng củng cố, điều chỉnh biên chế tổ chức lực lượng, coi trọng xây dựng nâng cao bản lĩnh chính trị, nâng cao chất lượng huấn luyện cho các lực lượng sát với yêu cầu nhiệm vụ, đối tượng tác chiến và vũ khí có trong biên chế và khi được tăng cường với phương châm "Cơ bản, thiết thực, vững chắc". Những bài học về xây dựng LLVT cách mạng của thời kỳ mở đầu cuộc kháng chiến cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.
Đại tá Nguyễn Văn Kỳ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái
Các tin khác
Sáng 21/12/2011, tại Phủ Chủ tịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã tiếp và hội đàm với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đang ở thăm chính thức Việt Nam.
YBĐT - Như tin đã đưa, sau hơn 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm cao, ngày 21/12, kỳ họp thứ 3 – HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVII đã hoàn thành toàn bộ các nội dung, chương trình đề ra.
YBĐT - Bộ Giao thông - Vận tải nhận được ý kiến của cử tri tỉnh Yên Bái gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII phản ánh nội dung:
YBĐT - Hiếm ở đâu trên thế giới mà quân đội lại được mang tên vị lãnh tụ của dân tộc. Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại dày công giáo dục, rèn luyện, được nhân dân tin yêu gọi với cái tên trìu mến thân thương “Bộ đội Cụ Hồ”. Đó là một giá trị độc đáo, là biểu tượng thiêng liêng của dân tộc ta.