HĐND thành phố Yên Bái đổi mới hoạt động giám sát

  • Cập nhật: Thứ bảy, 5/1/2013 | 9:26:04 AM

YBĐT - Thực hiện Nghị quyết về Chương trình giám sát của HĐND thành phố Yên Bái năm 2012, Thường trực và các ban HĐND thành phố đã tiến hành 15 đợt giám sát tại 44 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và UBND các xã, phường.

Đoàn công tác của HĐND thành phố giám sát hoạt động kiên cố hóa đường giao thông nông thôn ở xã Văn Phú.
Đoàn công tác của HĐND thành phố giám sát hoạt động kiên cố hóa đường giao thông nông thôn ở xã Văn Phú.

Ông Vũ Lương Quyến - Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Yên Bái cho biết: “Năm 2012, Thường trực HĐND thành phố Yên Bái có những hoạt động thiết thực nâng cao chất lượng hoạt động giám sát. Ngoài kế hoạch từ đầu năm, Thường trực HĐND tổ chức giám sát theo các vấn đề mà cử tri quan tâm, đề nghị đồng thời giám sát các chuyên đề về triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị nổi bật trên địa bàn.

Đó là giám sát việc triển khai các dự án phát triển nấm dược liệu, nấm thương phẩm, dự án trồng rau an toàn, hoạt động xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa. Hình thức giám sát cũng được đổi mới, Thường trực HĐND tổ chức các đoàn giám sát xuống cơ sở kiểm tra thực tế với chủ trương mắt thấy, tai nghe, nắm bắt kịp thời các vấn đề tại cơ sở. Từ đó đề xuất với các cấp, các ngành chức năng có những giải pháp phù hợp, tạo điều kiện cho các địa phương phát triển nhanh, bền vững”.

Năm 2012, xã Tân Thịnh được thành phố Yên Bái phê duyệt kiên cố hóa 7 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài gần 4km. Các tuyến đường này được xây dựng theo cơ chế Nhà nước hỗ trợ 60% chi phí cứng hóa mặt đường, thành phố hỗ trợ 10%, tiết kiệm chi phí xây dựng là 20% và nhân dân đóng góp 10% chi phí cứng hóa mặt đường. Ngay khi có quyết định phê duyệt của UBND thành phố Yên Bái, xã Tân Thịnh tích cực phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức họp thôn và được nhân dân đồng thuận cao. Việc huy động nguồn đóng góp của nhân dân được phân bổ cụ thể theo mức chia bình quân nhân khẩu có tính tới điều kiện thực tế của từng gia đình.

Theo đó, đối với các thôn có tuyến đường đi qua đóng góp ở mức 120.000 đồng và huy động 2 ngày công/nhân khẩu; các thôn không có tuyến đường đi qua huy động mức đóng góp là 70.000 đồng và 0,5 công/nhân khẩu. Nhân dân cũng đã tích cực hiến đất, tham gia làm nền, lề đường. Bên cạnh đó, việc triển khai xây dựng nhà văn hóa thôn Lương Thịnh 3 và nhà văn hóa thôn Thanh Hùng 1 của xã cũng nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa trên địa bàn xã cũng gặp khó khăn. Thông qua giám sát, đoàn công tác của HĐND thành phố Yên Bái đã chỉ ra những nguyên nhân và có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cơ sở.

Ông Nguyễn Xuân Ngọ - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Tân Thịnh phấn khởi: “Hoạt động giám sát của HĐND thành phố về nội dung xây dựng đường giao thông nông thôn và nhà văn hóa năm 2012 tại các xã, phường nói chung và xã Tân Thịnh nói riêng có ý nghĩa rất lớn. Qua giám sát, đoàn công tác của HĐND thành phố đã đề ra những định hướng để phát triển địa phương trong thời gian tới đồng thời chỉ ra những hạn chế để chúng tôi kịp thời khắc phục. Một số đoạn đường giao thông được hỗ trợ xây dựng trong năm 2012 chưa đủ bề rộng 5m, ngay sau đợt giám sát, chúng tôi tiếp tục chỉ đạo cùng với đắp lề, đào rãnh sẽ tổ chức mở rộng trên các tuyến, đảm bảo nền đường rộng từ 5m trở lên. Chúng tôi thấy rằng, hoạt động giám sát của HĐND thành phố có ý nghĩa thiết thực, giúp cho các địa phương phát triển toàn diện”.

Thường trực HĐND thành phố đã chủ động phối hợp với UBND thành phố xây dựng và trình HĐND thành phố thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát năm 2012. Đồng thời thực hiện tốt vai trò điều hòa, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong hoạt động giám sát với các ban HĐND thành phố đảm bảo đúng quy trình, chức năng, quyền hạn theo luật định, tránh trùng lắp, gây phiền hà cho cơ sở.

Thực hiện Nghị quyết về Chương trình giám sát của HĐND thành phố năm 2012, Thường trực và các ban HĐND thành phố đã tiến hành 15 đợt giám sát tại 44 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và UBND các xã, phường. Hình thức giám sát có nhiều đổi mới, đa dạng, thiết thực. Ngoài giám sát trực tiếp, Thường trực HĐND, các ban HĐND tiến hành giám sát qua văn bản, qua các hội nghị của UBND thành phố, giám sát tại kỳ họp cũng như mở rộng phạm vi giám sát đến tận cơ sở.

Nội dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào việc triển khai thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của thành phố, việc giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước năm 2012 cho các phòng, ban, đơn vị. Nội dung giám sát năm 2012 của HĐND thành phố tập trung vào 5 lĩnh vực với các chuyên đề cụ thể.

Ngoài các cuộc giám sát theo chương trình kế hoạch, Thường trực và các ban HĐND thành phố luôn chủ động nắm bắt những vấn đề nổi cộm, bức xúc mà cử tri quan tâm để tổ chức giám sát. Bên cạnh đó tích cực tái giám sát việc thực hiện kết luận của các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường trong công tác chỉnh trang đô thị, triển khai xây dựng đường giao thông nông thôn và nhà văn hóa. Các cuộc giám sát đã bám sát các mục tiêu, định hướng, nghị quyết của cấp ủy và HĐND, đảm bảo thiết thực, không hình thức.

Thông qua giám sát giúp cho Thường trực và các ban HĐND nắm rõ hơn về tình hình thực hiện nghị quyết của HĐND thành phố Yên Bái, hoạt động thi hành pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở địa phương và phát hiện kịp thời những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý. Những kiến nghị sau giám sát có tác động tích cực đến công tác quản lý Nhà nước và kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan liên quan. Qua đó giúp HĐND và UBND thành phố tăng cường các chủ trương, biện pháp chỉ đạo để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Trên cơ sở đó, Thường trực HĐND thành phố Yên Bái tập trung định hướng đối với những hoạt động của các ban HĐND; thống nhất phương pháp tổ chức thẩm tra tài liệu trình kỳ họp của các ban HĐND thành phố và tăng cường tính dân chủ trong trao đổi, thống nhất, làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau nhằm đảm bảo sự khách quan, chủ động của các ban theo luật định, hướng tới nâng cao chất lượng các nghị quyết.

 Nguyễn Thanh Nghị

Các tin khác
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII.

YBĐT - Ngày 6/1/1946 đã ghi vào lịch sử Việt Nam một mốc son chói lọi. Cuộc Tổng tuyển cử thành công bầu ra Quốc hội (QH) đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hòa. Đây vừa là thành quả, vừa là yêu cầu đặt ra bức thiết của cách mạng Việt Nam. QH ra đời trong khói lửa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Cử tri xã Phúc An nêu ý kiến đề nghị nâng cấp đường Đông Hồ tại buổi tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái khóa XIII. (Ảnh Quỳnh Nga)

YBĐT - Sau mỗi kỳ họp, Thường trực HĐND huyện Yên Bình (Yên Bái) đều tổ chức họp với các ban, các tổ đại biểu, các cơ quan liên quan rút kinh nghiệm việc chuẩn bị kỳ họp và thực hiện các nội dung trong thời gian diễn ra kỳ họp.

Họp báo triển khai thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Ngày 3/1, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết số 38/2012 của Quốc hội về việc tổ chức, lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm chủ trì Hội nghị.

Từ trái sang: ông Nguyễn Bá Thanh - trưởng Ban Nội chính trung ương và ông Vương Đình Huệ - trưởng Ban Kinh tế trung ương

Bộ Chính trị vừa quyết định thành lập Ban Nội chính trung ương và Ban Kinh tế trung ương, đồng thời phân công ông Nguyễn Bá Thanh, ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Thành ủy Đà Nẵng, giữ chức trưởng Ban Nội chính trung ương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục