Học theo Bác, tránh “làm quan công đoàn”
- Cập nhật: Thứ sáu, 26/7/2013 | 9:22:18 AM
YBĐT - Chức năng, vai trò và địa vị pháp lý của Công đoàn Việt Nam được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật Công đoàn và nhiều văn bản pháp luật quan trọng khác: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh trao đổi gặp gỡ công nhân tại một doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lục Yên.
|
Từ chức năng, vai trò và địa vị pháp lý như vậy, có thể khẳng định rằng: Công đoàn (CĐ) là tổ chức của quần chúng, công tác CĐ là công tác vận động quần chúng, đem lại lợi ích cho quần chúng. Vì vậy, phong cách của một cán bộ CĐ trước hết phải mang phong cách quần chúng. Học theo Bác về phong cách quần chúng nghĩa là cán bộ CĐ phải thường xuyên đi cơ sở, hòa mình vào với đoàn viên (ĐV), với người lao động (NLĐ) để nắm bắt và tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và lắng nghe ý kiến của ĐV và NLĐ, từ đó đề xuất với chuyên môn, chính quyền đồng cấp những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của ĐV.
Người cán bộ CĐ phải xác định nhiệm vụ đem lại lợi ích cho ĐV là một nhiệm vụ vẻ vang, vì vậy, khi tổ chức các hoạt động cần xem xét kỹ, lựa chọn những việc làm phù hợp và thiết thực nhất cho CNVCLĐ thì hãy làm. Cần nghiêm khắc từ bỏ phong cách làm việc theo kiểu “làm quan công đoàn” mà xa rời cấp dưới, xa rời CNVCLĐ, nhất là trong thời điểm như hiện nay, công tác phát triển ĐV, thành lập CĐ cơ sở là một nhiệm vụ quan trọng nhưng cũng vô cùng khó khăn, vì vậy càng phải đòi hỏi cán bộ CĐ phải “sâu cơ sở”, “sát công nhân” hơn nữa.
CĐ giữ một vị trí quan trọng trong việc giám sát quy chế dân chủ ở cơ sở, cán bộ CĐ làm tốt công tác này cũng chính là học tập theo Bác về phong cách dân chủ, vì vậy, cần phối hợp với chuyên môn, chính quyền đồng cấp tổ chức cho CNVCLĐ tham gia, đóng góp xây dựng nội quy, quy chế của cơ quan, xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa CĐ với chính quyền, chuyên môn đồng cấp; chủ động tích cực trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế dân chủ, trong cải cách hành chính, cải tiến lề lối, phong cách làm việc của cán bộ, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách cho CNVCLĐ, tích cực tham gia ý kiến và làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, doanh nghiệp.
Cần đảm bảo yêu cầu dân chủ, thẳng thắn, công khai, minh bạch về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của địa phương, đơn vị về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, công khai về thu, chi ngân sách… Cần dẹp bỏ tư tưởng “độc diễn” và áp đặt của cán bộ CĐ, nghĩa là chỉ một mình mình nói, cấp dưới và đoàn viên phải nghe theo, điều này sẽ xảy ra mất đoàn kết và khó có thể hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Cần thấm nhuần lời dạy của Bác: “Thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”.
Việc nêu gương của cán bộ CĐ trong mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hay trong mỗi cơ quan CĐ cấp trên cơ sở là hết sức cần thiết. Để các phong trào thi đua, các cuộc vận động được thực hiện có hiệu quả thì người cán bộ CĐ phải gương mẫu thực hiện trước. Điều đó thể hiện ở việc nói đi đôi với làm, không thể chỉ phát động rồi để đấy và chỉ hô hào cho mọi người thực hiện.
Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của CĐ cấp trên cần chuẩn mực về văn phong và ngôn ngữ, chính xác về thể thức, nội dung và phù hợp với thực tiễn cơ sở, làm được như vậy sẽ là yếu tố tạo nên niềm tin của CNVCLĐ với tổ chức CĐ, của CĐ cấp dưới với CĐ cấp trên, tạo nên sự thống nhất, bền vững trong toàn hệ thống tổ chức, giữa cán bộ CĐ, ĐV và NLĐ.
Điều này đòi hỏi người cán bộ CĐ phải không ngừng học tập, nghiên cứu, hoàn thiện, nâng cao dần năng lực cho bản thân và nêu cao tinh thần trách nhiệm mới đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đồng thời phải xây dựng cho mình lối sống lành mạnh và trong sáng mới có thể học theo Bác về phong cách nêu gương.
Học theo Bác về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương được triển khai vào những tháng đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII, hướng tới Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI. Chuyên đề này sẽ là chiếc đòn bẩy, đẩy nhanh tiến độ thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết đại hội công đoàn các cấp đề ra.
H.N
Các tin khác
YBĐT - Xác định công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) là nhiệm vụ chiến lược của tổ chức công đoàn, thời gian qua, các cấp công đoàn tỉnh Yên Bái đã tích cực tuyên truyền, vận động theo phương châm “Sâu cơ sở, sát công nhân”. Kết quả thu được đã góp phần quan trọng thực hiện chương trình phát triển 1,5 triệu đoàn viên theo Nghị quyết của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam (khóa X) đề ra.
YBĐT - Trong suốt chiều dài lịch sử, Công đoàn tỉnh Yên Bái đã tổ chức 18 lần đại hội. Từ lúc chỉ có 5 - 6 công đoàn cơ sở (CĐCS), đến nay, đã có 1.112 CĐCS với 38.805 đoàn viên trong tổng số 77.230 CNVCLĐ.
Ngày 25/7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng, trong đó hai nhà lãnh đạo đánh giá quan hệ hai nước đã phát triển sâu rộng và quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện.
YBĐT - Ngày 25/7, đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra Trung ương do đồng chí Ngô Văn Dụ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương dẫn dầu đã đi thăm và làm việc tại Yên Bái. Cùng đi có lãnh đạo Vụ Tổng hợp, Vụ địa phương II, Văn phòng Ủy ban Kiểm tra Trung ương.