Ngân hàng "chặn" tín dụng đen giúp nông dân?

  • Cập nhật: Thứ bảy, 17/8/2013 | 9:48:51 AM

Thủ tục vay vốn phức tạp, vốn vay thì nhỏ...đã khiến người nông dân rơi vào "vòng xoáy" tín dụng đen. Đây là thực trạng mà các nhà quản lý cần nghiêm túc nhìn nhận.

Ngân hàng đưa giải pháp "chặn" nông dân tìm tín dụng đen

Tại buổi tọa đàm trực tuyến “Đáp ứng nhu cầu tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn”, diễn ra sáng nay (15/8) do Cổng Thông tin Chính phủ tổ chức, vấn đề tín dụng đen đã được các nhà quản lý đề cập tới.

Trả lời về một câu chuyện thực tế là ngân hàng ngại cho vay tới hộ nông thôn vì vốn giải ngân thì nhỏ mà chi phí giám sát thì lớn, trong khi về phía người nông dân thì do cơ chế, thủ tục cho vay phức tạp nên thay vì tới ngân hàng thì họ sẽ chạy sang vay hàng xóm và đây là một phần lý do dẫn đến việc họ tìm đến tín dụng đen, vậy ngân hàng cần thay đổi thế nào để nông dân tìm đến ngân hàng?, ông Nguyễn Tiến Đông,Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), cho rằng: “Nông dân có những nhu cầu vay không tên, để chi dùng hàng ngày, nhỏ lẻ, không được hợp thức hóa đối với chính sách tín dụng. Vì vậy, người dân lại vay mượn nhau đơn giản hơn, lãi suất cao hơn, đây là tín dụng đen. Một số vùng thấy việc cho vay lãi suất cao hơn như vậy thì ham và hình thành hụi, họ,… “.

Giải pháp cho vấn đề này, ông Đông cho biết, Agribank đã cử 7 đoàn cán bộ tiến hành nghiên cứu hộ nông dân để làm thế nào cho vay theo hạn mức tín dụng chi tiêu tổng hợp. Vì nông dân thu nhập theo hai vụ chính nhưng nhu cầu chi tiêu của họ cũng không khác gì thành thị nên cần phải có hạn mức tín dụng tổng hợp để vừa sức với nông dân.

Ngoài ra, ông Đông cũng lý giải vì sao cho vay nông dân đến 50 triệu đồng mà ngân hàng vẫn phải giữ sổ đỏ, là vì để tránh việc nhiều tổ chức tín dụng cho vay cùng 1 hộ mà quá khả năng trả nợ thì rủi ro cho hộ đó và cho ngân hàng.

Trong trường hợp có số đỏ thì UBND xã, phường có thể thể xác nhận diện tích đất sản xuất mà hộ nông dân đó đang sử dụng. “Nhưng thực tế một số cấp ủy địa phương không quan tâm, không xác nhận để người dân có thể vay ngân hàng. Còn cho vay tiêu dùng, theo hạn mức đối với hộ nông dân thì Agribank đang triển khai thí điểm để phù hợp nhất, nếu khả năng người ta chỉ cần 30-50 triệu đồng mà cho vay đến hàng trăm triệu thì chính là làm hại họ..”, ông Đông nói.

Đưa tín dụng có hiệu quả về nông thôn

Đề cập đến việc làm thế nào để các chính sách hỗ trợ về tín dụng  mang tính dài hơi, bền vững hơn, nhất là đối với một số ngành sản xuất quan trọng như lúa gạo, cà phê hay cá tra cá basa, ông Nguyễn Viết Mạnh,  Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước cho biết, chính sách tín dụng thông thường nhất quán và có luôn có nguyên tắc nhất định trong thu hồi vốn. Thời gian vừa qua, tình trạng sản xuất theo kiểu mạnh ai nấy làm, không có liên kết, vì vậy, đã phải xây dựng Đề án 80 về liên kết các nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông).

Theo ông Mạnh, để có  chính sách tín dụng thì phải có quy hoạch từng nhóm ngành, từng vùng sản xuất cụ thể, có sự liên kết thì khi đó tín dụng sẽ bền vững, thậm chí không cần thế chấp cho vay.

Về rào cản tiếp cận vốn của nông dân hiện  nay, ông Lại Xuân Môn, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, cho biết, thứ nhất là rủi ro nông nghiệp rất lớn, tác động, ảnh hưởng của ngoại cảnh đến 50-60%. Thứ hai là quy mô cho vay nhỏ, lẻ. Thứ ba là dù điều kiện vay vốn cho nông dân thậm chí không cần thế chấp nhưng nông dân vẫn phải có sổ đỏ mới vay được. Về doanh nghiệp thì lĩnh vực nông nghiệp không hấp dẫn, lợi nhuận ít, rủi ro cao. Thế nên họ cũng ít đầu tư vào nông nghiệp, do vậy nông dân tiếp tục khó vay vốn.

Theo ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để đánh giá , đưa ra phương hướng để cấp vốn tín dụng cho nông nghiệp bền vững thì cần phải có đánh giá đầy đủ hơn về Nghị định 41 và tổng thể tín dụng về nông dân, nông thôn.

Liên quan tới thực trạng doanh nghiệp kinh doanh cà phê, thủy sản, xuất khẩu đang có nguy cơ phá sản vì nợ nần, không có khả năng trả nợ, mà nguyên là do 4 năm qua các doanh nghiệp đã chịu mức lãi suất vay khá cao cộng với rủi ro của thị trường,  đại diện NHNN, ông Nguyễn Viết Mạnh nhận định: "N
hiều người nói lãi suất cao, tôi cho rằng, xuất khẩu có một giai đoạn rất ngắn mua- bán. Khi bắt đầu tính tới một lô hàng xuất khẩu, đã phải tính hết giá thành, mua thế nào, lãi suất, xuất khẩu thế nào, chi phí quá trình xuất khẩu để ra lãi. Lãi suất cao thời điểm trước do mặt bằng đầu vào cao, thời điểm đó lạm phát cao nên lãi suất huy động của các NH với người dân có lúc lên tới 14-15%, thì cho vay 17,18-20% là bình thường lúc đó...".

 Ảnh minh họa

 Ông Nguyễn Viết Mạnh



Trong thời gian vừa qua, NHNN đã điều hành chính sách cùng với tất cả các bộ, ban ngành, Chính phủ điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, đã giảm được lạm phát,  ổn định từ 2012 đến nay. Bây giờ có doanh nghiệp được vay chỉ với lãi suất 6,5%-7%, còn bình thường mặt bằng là 10-11%. Theo ông Mạnh, từ lúc ngân hàng cho vay với mức 21-22%, chỉ trong vòng hơn 1 năm, hiện đã kéo xuống 9-10%, đây là điểm hết sức tích cực...

Ông Mạnh cho biết thêm, vừa qua, lãnh đạo NHNN đã đi thăm các địa phương để tháo gỡ khó khăn, một mặt tích cực triển khai quy định giãn hoãn trả nợ, gia hạn tạm thời chưa thu lãi, xem xét những phương án tốt, vẫn có điều kiện kinh doanh tốt để có thể cho vay mới.

"Đây là những chính sách rất tích cực, từ xưa đến nay chưa bao giờ có những chính sách như thế..", ông Mạnh đánh giá.

Đối với cây cà phê, hiện Bộ NNPTNT cũng đã có quy hoạch, đề án để phát triển, vì rõ ràng cây cà phê là thế mạnh của Tây Nguyên, không chỉ phục vụ cho sản xuất kinh doanh của vùng đó mà còn là vấn đề an ninh quốc gia. 

Còn đối với tín dụng, NHNN cũng căn cứ vào định hướng đó, phải bắt đầu tái canh. Vị đại diện của NHNN cho biết thêm, hiện NHNN cũng bắt đầu cho vay tái canh cây cà phê. Trên thực tế đã ký hợp đồng tín dụng với Lâm Đồng, Đắk Lắk và Tổng công ty cà phê để chuẩn bị cho chương trình tái canh cây cà phê.


(Theo VnMedia)

Các tin khác
Đồng chí Tạ Văn Long - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao đổi với đoàn công tác của Bộ Xây dựng về công trình cầu Tuần Quán.

YBĐT - Ngày 16/8, UBND tỉnh có buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Xây dựng về Dự án nâng cấp đô thị miền núi phía Bắc-Tiểu dự án nâng cấp đô thị thành phố Yên Bái. Dự buổi làm việc có đồng chí Tạ Văn Long-Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở: Kế hoạch và Đầu Tư, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Tài chính, UBND thành phố.

Có đường, nhân dân thôn Khe Nhàn đi lại thuận lợi hơn.

YBĐT - Thôn Khe Nhàn, xã Tân Nguyên, Yên Bình (Yên Bái) có 94 hộ với 428 khẩu, 99% là đồng bào Dao, đời sống của các hộ dân vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Để giúp nâng cao đời sống, thôn đã vận động nhân dân đoàn kết, cùng đóng góp tiền của, công sức mở đường, kéo điện, giúp nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, chung sức xây dựng làng bản ngày càng đổi mới, ấm no, hạnh phúc.

Lần đầu tiên trong nhiều tháng chênh lệch vàng xuống chỉ còn 3,3 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới trên thị trường Mỹ đêm qua và thị trường châu Á sáng nay 16-8 ồ ạt tăng giá khiến chênh lệch vàng trong nước và thế giới thu hẹp chỉ còn 3,3 triệu đồng/lượng.

Tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện Đề án giao đất, giao rừng.

YBĐT - Nhằm bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả, bền vững, Yên Bái đã và đang triển khai thực hiện “Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2012 - 2015” (gọi tắt là Đề án giao đất, giao rừng).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục