Xuất khẩu than giảm mức kỷ lục

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/8/2013 | 7:59:19 AM

Ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho biết, xuất khẩu than đang giảm mạnh nên doanh thu và kết quả kinh doanh thấp.

Theo ông Biên, trong tháng 7, Vinacomin chỉ tiêu thụ 2,1 triệu tấn than (trong nước 1,85 triệu tấn và xuất khẩu 0,25 triệu tấn). Lũy kế 7 tháng đầu năm đạt 23,6 triệu tấn than (trong nước 16,35 triệu tấn; xuất khẩu 7,25 triệu tấn). Do sản lượng than tiêu thụ thấp nên doanh thu, kết quả kinh doanh cũng thấp theo.

Nguyên nhân là mùa mưa nên than bán cho điện giảm (tháng 7 than bán cho điện chỉ đạt 0,9 triệu tấn). Trong khi đó, xuất khẩu than cả tháng 7 chỉ được 250 ngàn tấn. Nếu tính từ thời điểm tăng thuế xuất khẩu than lên 13%, từ ngày 7/7 đến 7/8: sản lượng than xuất khẩu một tháng trung bình chỉ đạt 0,12 triệu tấn, bằng 1/10 bình quân tháng khi áp dụng thuế suất 10%.

Do tiêu thụ than chậm nên lượng than tồn kho tăng, việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng, thu nộp ngân sách giảm (dự kiến cả năm giảm trên 1 ngàn tỷ đồng so với kế hoạch).

Hiện, khoảng 30% sản lượng than phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới. Từ khi tăng thuế xuất khẩu, để nộp thuế 13% không bị lỗ, Vinacomin đã phải tăng giá bán tương ứng, trong khi nền kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng chậm, giá than giảm.

Nếu thuế xuất khẩu than không được điều chỉnh và tình hình thị trường như hiện nay, dự kiến 6 tháng cuối năm, Vinacomin có thể chỉ xuất khẩu tối đa được khoảng 1 triệu tấn (giảm 6 triệu tấn so với 6 tháng đầu năm).

“Thuế xuất khẩu cần điều chỉnh hợp lý, không nên tăng thuế trong lúc thị trường còn nhiều khó khăn để tiêu thụ sản phẩm, ổn định sản xuất, việc làm và tăng thu ngân sách”, ông Biên nói.

(Theo TPO)

Các tin khác
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu phiên họp Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La-Lai Châu

Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương, các Bộ, ngành phải đẩy nhanh quyết toán 2 công trình thủy điện.

Tháng 7 vừa qua, xuất khẩu tôm đạt 291 triệu USD, tăng 45,3% so với tháng 7/2012 và tăng 21,7% so với tháng trước.

Nông dân Quy Mông  đã yên tâm bám trụ với đồng ruộng.

YBĐT - Sự hồi sinh trở lại của cây đao riềng với giá trị kinh tế cao hơn hẳn, phát triển mạnh kinh tế rừng và các loại cây rau màu truyền thống được xem là động lực để người dân Quy Mông yên tâm bám trụ đồng đất, vượt khó xây dựng nông thôn mới.

Nhiều chuyên gia đề nghị Nhà nước phải có cơ chế hạn chế các doanh nghiệp độc quyền tự do quyết định giá nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nhà nước cần phải quy định giá trần đối với các mặt hàng của những doanh nghiệp chiếm vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường nhằm buộc các doanh nghiệp không thể bán quá đắt, gây thiệt thòi cho người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục