5 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X

Tạo tiền đề phát triển bền vững

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/8/2013 | 2:26:12 PM

YBĐT - Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Yên Bái đã đạt được những kết quả khá toàn diện.

Cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lúa ở xã An Thịnh
(Văn Yên).
Cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lúa ở xã An Thịnh (Văn Yên).

Bước chuyển rõ nét nhất là Yên Bái cơ bản hoàn thành công tác rà soát, xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu phát triển. Đặc biệt là quy hoạch xây dựng được các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn làm cơ sở xây dựng cánh đồng mẫu lớn như: vùng thâm canh lúa trên 10.000ha, vùng ngô 12.000ha, vùng chè 12.000ha, vùng sắn cao sản 13.000ha, vùng rừng kinh tế 250.000ha, vùng măng tre hàng chục ngàn héc-ta.

Đặc biệt, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng lâm nghiệp, chăn nuôi; kết cấu hạ tầng nông thôn không ngừng được cải thiện.

Trong sản xuất lương thực, tỉnh tiếp tục đưa các giống tiến bộ, chất lượng cao vào sản xuất theo hướng hàng hóa và thị trường. Vùng cánh đồng Mường Lò tập trung xây dựng và phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao gần 2.000ha. Đối với các xã vùng cao, mở rộng diện tích gieo cấy lúa từ một vụ lên hai vụ, vùng thấp từ sản xuất 2 vụ lên 3 vụ/năm. Sản xuất ở các địa phương đã và đang hình thành tương đối rõ nét vùng sản xuất tập trung và áp dụng các giống tiến bộ, chất lượng cao vào sản xuất.

Trong sản xuất chè đã trồng cải tạo và thay thế chè già cỗi bằng giống chè lai, chè nhập nội năng suất cao, chất lượng búp tốt, đáp ứng cho chế biến xuất khẩu trên 5.000ha. Chăn nuôi phát triển mạnh, đồng đều giữa các vùng, hình thành và phát triển nhiều trang trại chăn nuôi gà, trâu, bò, lợn hàng hóa với quy mô lớn. Đến nay, tổng đàn gia súc đạt trên 570.000 con, tốc độ phát triển giai đoạn 2008 - 2012 đạt trên 1%, giá trị toàn ngành đạt trên 1.305 tỷ đồng.

Không chỉ có bước chuyển trong sản xuất nông - lâm nghiệp mà hạ tầng nông nghiệp, nông thôn cũng không ngừng được hoàn thiện. Trong 5 năm đã đầu tư trên 4.000 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp, làm mới 405 công trình thủy lợi; đầu tư nâng cấp 118 công trình cấp nước tập trung và hàng chục ngàn công trình nhỏ lẻ; kiên cố hóa 118km đường giao thông liên thôn, mở mới 446km đường đất, hầu như tất cả các thôn bản đã có đường đi lại thuận lợi.

Thông qua các nguồn vốn, trong 5 năm đã kiên cố hóa, nâng cấp 62km kênh mương nội đồng, đáp ứng trên 90% diện tích lúa được tưới chủ động. Riêng cánh đồng Mường Lò (Văn Chấn, Nghĩa Lộ), Đại - Phú - An (Văn Yên), Mường Lai, Minh Xuân (Lục Yên)... đảm bảo tưới chủ động 100% diện tích. Cái được lớn hơn cả là từ khi nghị quyết về “tam nông” ra đời đã làm thay đổi thói quen canh tác, cải cách phương thức sản xuất của nông dân, giúp họ năng động hơn trong việc tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Đặc biệt là chuyển dịch mùa vụ, mạnh dạn đưa các loại cây trồng mới vào sản xuất hàng hóa nên thu nhập của nông dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống nâng cao. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn không ngừng cải thiện, số hộ đói nghèo còn 29,2%; 78,3% số xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, 179/180 trạm y tế xã, phường được xây dựng kiên cố; 100% xã, phường có phòng học kiên cố và bán kiên cố, 163 trường đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng lao động qua đào tạo tăng theo mỗi năm và nay đã đạt tỷ lệ 24,7%; lao động có việc làm sau đào tạo đạt 70%...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn những hạn chế cần tiếp tục khắc phục và tháo gỡ là: số hộ đói nghèo còn cao, lao động dư thừa trong nông thôn lớn; sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp kém, chưa đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày một cao của thị trường; kiến thức về khoa học kỹ thuật, trình độ lao động nông thôn hạn chế, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, sản xuất vẫn mang tính quảng canh, tự cung, tự cấp; kết cấu hạ tầng nông thôn đã được cải thiện nhưng vẫn thiếu và yếu…

Bên cạnh đó, sự tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ nông dân về vốn, kỹ thuật, cung ứng các dịch vụ nông nghiệp và liên kết bao tiêu sản phẩm còn rất hạn chế. Để nghị quyết về “tam nông” thực sự đi vào đời sống, ngoài nỗ lực của Nhà nước, rất cần sự vào cuộc của các doanh nghiệp và nhà khoa học trong việc hỗ trợ kiến thức, hoạch định chiến lược phát triển phù hợp theo hướng sản xuất hàng hóa thị trường.

 Ngọc Trúc

Các tin khác
Nhiều hàng hóa bị hạn chế khi đưa vào kho ngoại quan.

Trước việc doanh nghiệp làm thủ tục tái xuất khỏi Việt Nam nhưng lại đưa hàng quay ngược trở lại để buôn lậu, trốn thuế, Bộ Tài chính yêu cầu siết chặt nữa hàng nhập từ nước ngoài gửi vào kho ngoại quan. Kho ngoại quan là kho lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan chờ xuất khẩu cũng như hàng hóa từ nước ngoài chờ xuất ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.

Giá vàng lại mất mốc 38 triệu đồng/lượng.

Sau mấy phiên trồi sụt vừa qua, giá vàng SJC sáng nay đã chính thức mất mốc 38 triệu đồng/lượng khi giá vàng thế giới lao dốc. Dù vậy, khoảng cách chênh lệch giữa hai thị trường vẫn giữ ở mức 3,2 triệu đồng/lượng.

Bến xe Mỹ Đình.

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản số 8659 /BGTVT-VT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến việc tổ chức, hoạt động bến xe Mỹ Đình trong đó, Bộ Giao thông Vận tải thống nhất với các giải pháp "dẹp" vi phạm tại bến Mỹ Đình của thành phố Hà Nội.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ngày 20/8, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung chính sách tái định cư và Khung chính sách dân tộc thiểu số của Dự án "Quản lý tổng hợp tài nguyên nước Mekong" vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục