Việt Nam đứng đầu danh sách nhận ODA Nhật Bản
- Cập nhật: Thứ sáu, 28/2/2014 | 2:31:46 PM
Tổng số tiền viện trợ phát triển (ODA) mà Nhật Bản dành cho Việt Nam đến nay là 1,64 tỷ USD, cao gấp đôi nước đứng thứ hai trong danh sách.
Vốn ODA từ Nhật Bản là nguồn tài chính quan trọng cho Việt Nam cải thiện cơ sở hạ tầng.
|
Theo Sách Trắng ODA 2013 của Nhật Bản, Việt Nam là nước nhận viện trợ phát triển (ODA) lớn nhất với 1,64 tỷ USD. Xếp thứ hai trong danh sách là Afghanistan với 873 triệu USD, Ấn Độ là 704 triệu USD và Iraq 360 triệu USD. Trong khu vực ASEAN, Campuchia đứng thứ 7 trong các nước nhận ODA từ Nhật Bản, Myanmar và Lào lần lượt đứng thứ 17 và 18.
Sách Trắng ODA năm 2013 cũng nhấn mạnh nguồn vốn ưu đãi từ Nhật Bản sẽ giúp các nước ASEAN đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển trong quá trình hội nhập. Phía Nhật hy vọng Việt Nam nỗ lực và triển khai hiệu quả hơn nguồn vốn ODA để tạo thuận lợi cho các công ty Nhật Bản hoạt động tại nước ngoài.
Với tổng dân số khoảng 600 triệu người và GDP đạt hơn 2.000 tỷ USD, ASEAN được coi là "cơ sở sản xuất" của thế giới. Khu vực đang tiến tới xây dựng một cộng đồng kinh tế chung sau 2015.
Riêng Việt Nam, trong 20 năm qua Nhật Bản đã cam kết viện trợ phát triển hơn 20 tỷ USD, trở thành nhà tài trợ song phương lớn nhất. Quốc gia này cũng dẫn đầu về số dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang triển khai và là đối tác thương mại lớn thứ ba. Với ASEAN, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai, tổng vốn FDI từ Nhật Bản chiếm gần 1/5 tổng vốn đầu tư vào khu vực trong năm 2012.
Tại một cuộc họp báo mới đây, Trưởng đại diện Jetro tại Việt Nam, ông Atsusuke Kwada cho biết 70% doanh nghiệp Nhật Bản vẫn coi Việt Nam là cứ điểm đầu tư quan trọng và ưu tiên mở rộng hoạt động kinh doanh hơn Indonesia, Thái Lan và Philippines.
Cơ quan này cũng kỳ vọng dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản sang Việt Nam sẽ tăng trong năm 2014, sau khi chứng kiến những động thái trong thời gian qua. Theo số liệu Cục Đầu tư nước ngoài, năm 2013, dòng vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tăng 3% so với năm trước, lên 5,7 tỷ USD.
(Theo VnExpress)
Các tin khác
Ngày 27-2, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam cho biết: Sau hơn ba năm triển khai Nghị định số 99/2010/NĐCP ngày 24-9-2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đến nay, toàn quốc đã có 34 tỉnh, thành phố lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh, tạo ra nguồn thu khoảng 2.850 tỷ đồng. Riêng năm 2013, số thu toàn quốc đạt 1.068 tỷ đồng.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có tờ trình gửi Bộ Công Thương đề nghị nâng giá truyền tải điện từ 83,3 đồng/kWh hiện nay lên 86,4 đồng/kWh để có vốn thực hiện đầu tư xây dựng.
Dự án là công trình giao thông trọng điểm, một trong những Dự án đường cao tốc đầu tiên được triển khai theo hình thức BOT.
Phát biểu tại phiên họp Chính phủ sáng 28/2, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ lo ngại quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm hại khi các doanh nghiệp sữa liên tục tăng giá.