Khai thác lợi thế chăn nuôi thủy sản

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/3/2014 | 2:51:14 PM

YBĐT - Cùng với đẩy mạnh phát triển sản xuất lúa, rau màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhiều năm nay, người dân xã Nga Quán, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã biết khai thác lợi thế mặt nước ao, hồ, đầm để phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói giảm nghèo.

Với diện tích ao 0,5ha, mỗi năm gia đình anh Vũ Mạnh Cường ở thôn Hồng Thái thu nhập 40 - 50 triệu đồng từ nuôi cá.
Với diện tích ao 0,5ha, mỗi năm gia đình anh Vũ Mạnh Cường ở thôn Hồng Thái thu nhập 40 - 50 triệu đồng từ nuôi cá.

Nga Quán hiện có 28,68ha diện tích mặt nước được người dân đưa vào nuôi trồng thủy sản, trong đó gần 20ha nuôi thường xuyên tập trung ở hai thôn Hồng Thái và Hồng Hà, còn lại người dân tận dụng các đầm, hồ thủy lợi để nuôi.

Với thị trường tiêu thụ thuận lợi, cá ở đây không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm trên địa bàn thị trấn Cổ Phúc, thành phố Yên Bái mà còn chuyển về xuôi. Bình quân mỗi năm, xã bán ra thị trường trên 60 tấn cá thịt, cho thu nhập gần 3 tỷ đồng. Giúp người dân có thêm thu nhập từ chăn nuôi thủy sản, địa phương đã chú trọng tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tăng cường công tác khuyến ngư đến người chăn nuôi.

Hàng năm, Nga Quán phối hợp với ngành chuyên môn mở các lớp tập huấn đào tạo nghề nuôi cá cho nông dân. Được trang bị kiến thức qua các lớp tập huấn nên việc nuôi cá cũng không mấy vất vả, cá thương phẩm tiêu thụ tốt, có lãi cao, người dân rất chú trọng chăn nuôi thủy sản.

Với diện tích ao rộng gần 2ha, gia đình anh Phạm Thăng Long, thôn Hồng Thái đầu tư nuôi ghép các loại cá nhưng chủ yếu là cá trắm cỏ và chép lai. Không chỉ sử dụng thức ăn cho cá là cám công nghiệp, anh Long còn kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau phù hợp với đối tượng cá và độ tuổi của cá để vừa nâng cao chất lượng thịt vừa tận dụng được sản phẩm nông nghiệp sẵn có ở địa phương như: sắn, ngô, chất thải gia súc, gia cầm, cỏ voi... nên tiết kiệm chi phí thức ăn, chất lượng thịt cá lại đảm bảo, luôn được thương lái đánh giá cao. Trung bình mỗi năm, ao cá của gia đình cho thu gần 200 triệu đồng.

Anh Long cho biết: “Gia đình làm nông nghiệp, ngoài trồng lúa và chăn nuôi, tôi tận dụng mặt nước thả cá. Nhờ áp dụng đúng cách chăm sóc và chủ động được nguồn nước, không bị ô nhiễm môi trường nước nên cá phát triển tốt, ít dịch bệnh. Nuôi cá đem lại nguồn thu nhập chính cho gia đình tôi”.

Góp phần phát triển phong trào nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã còn có các hộ gia đình ông Bùi Nam Lợi, Đinh Văn Nghĩa ở thôn Hồng Hà; ông Vũ Mạnh Cường, bà Phạm Thị Khuyến ở thôn Hồng Thái…

 Khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi thủy sản, năm 2013, một số hộ dân ở hai thôn Hồng Thái và Hồng Hà được tham gia mô hình nuôi ghép cá chép V1 là chính của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Quá trình thực hiện, các cán bộ khuyến nông tỉnh Yên Bái đã theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật.

Qua đánh giá cho thấy, cá sinh trưởng và phát triển tốt, không bị bệnh, trọng lượng cá đạt trung bình từ 0,4 - 0,6kg/con, năng suất đạt 10 tấn/ha, gấp 3 - 4 lần nuôi cá theo cách thông thường.

Ông Phạm Quang Chung - Chủ tịch UBND xã Nga Quán cho biết: “Đây là một mô hình được đánh giá cao, hiện nay các hộ vẫn tiếp tục nuôi. Thông qua mô hình này sẽ giúp người dân trong xã thúc đẩy phong trào chăn nuôi thủy sản, góp phần xóa đói giảm nghèo”.

Những năm qua mặc dù đã thấy được lợi ích nhưng chăn nuôi thủy sản ở xã Nga Quán vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh; diện tích nuôi thâm canh còn ít, chủ yếu là quảng canh; người chăn nuôi hạn chế về vốn đầu tư, tiến bộ khoa học kỹ thuật, chất lượng con giống chưa đảm bảo…

Để phong trào nuôi trồng thủy sản thật sự phát triển, thời gian tới, chính quyền địa phương cần tiếp tục chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, chú trọng đào tạo tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn; tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, tăng năng suất, duy trì, cải tạo giống cá chất lượng tốt nhằm nâng cao giá trị sản xuất.

 Hồng Duyên

Các tin khác
Hỗ trợ chính sách thuế cho người nộp thuế ở Chi cục Thuế huyện Yên BÌnh. (Ảnh: Linh Nhung)

YBĐT - Năm 2014, ngành thuế Yên Bình (Yên Bái) được giao thu cân đối ngân sách 100 tỷ đồng, đây là nhiệm vụ tương đối khó khăn trong bối cảnh thị trường diễn biến phức tạp, thiên tai, thời tiết khó lường, đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị.

Bộ Xây dựng vừa cho biết, từ nay tới năm 2015, cả nước cần khoảng 4.500 tỷ đồng cải tạo, thay thế mạng ống nước cũ chống thất thoát; giai đoạn 2015 – 2020, cần khoảng 5.000 tỷ đồng.

Sau quyết định điều chỉnh lãi suất chủ chốt của NHNN, các NHTM đã đồng loạt hạ lãi suất huy động và cho vay.

Chợ Mường Lò là khu vực các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển mạnh.

YBĐT - Hiện nay, trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) có gần 2.000 cá nhân, đơn vị hoạt động kinh doanh, buôn bán trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Đặc biệt, tại khu vực chợ Mường Lò, hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển khá mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục