Khai trương Hợp tác xã Ong mật Hoàng Liên Sơn
- Cập nhật: Thứ hai, 4/8/2014 | 3:14:24 PM
YBĐT - Sáng 4/8, Hợp tác xã Ong mật Hoàng Liên Sơn đã tổ chức khai trương HTX Ong mật Hoàng Liên Sơn tại số nhà 51, tổ 30, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có hàng nghìn hộ gia đình nuôi ong, hàng năm cho sản lượng từ 70 đến 100 tấn mật. Nuôi ong lấy mật đã trở thành nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình. Để phát triển đàn ong trở thành ngành sản xuất hàng hóa, HTX Ong mật Hoàng Liên Sơn đã được thành lập, tổ chức kinh doanh mật ong, sản phẩm từ ong, cung cấp ong giống và chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh chè đặc sản, sản xuất kinh doanh ngành tơ tằm truyền thống, kinh doanh vận tải hàng hóa, chế biến sản phẩm tinh dầu…với vốn điều lệ 1,2 tỷ đồng.
HTX Ong mật Hoàng Liên Sơn được thành lập, nhằm tập hợp những người nuôi ong, đầu tư phát triển đàn ong, mở rộng địa bàn nuôi ong, phát triển ngành nghề, phấn đấu hàng năm nâng tổng đàn ong của HTX đạt từ 1.700 đến 2.300 thùng, cung cấp đủ giống ong cho các hộ để nâng đàn và phát triển mới, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm theo thương hiệu và nhãn mác sản phẩm ong mật Hoàng Liên Sơn. HTX phấn đấu sẽ khai thác được thế mạnh, tiềm năng về điều kiện tự thiên của địa phương từ đó đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Hoài Văn
Các tin khác
Sáu tháng đầu năm nay, thủy sản Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vững ngôi vị chủ lực trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu, đóng góp một phần lớn trong tổng số 10,78 tỷ USD hàng hóa nông-thủy sản xuất khẩu ra thế giới.
65% số tiền thu được trong 6 tháng này đã dành cho việc quản lý bảo trì quốc lộ và mua lại các trạm thu phí vốn ngân sách.
YBĐT - Trước đây, Sở Công nghiệp - nay là Sở Công thương tỉnh Yên Bái đã có cuộc điều tra tại huyện Mù Cang Chải và sơ bộ đánh giá ở đây có khoảng trên 2.000ha sơn tra (táo mèo) nhưng theo cán bộ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thì chắc chắn có khoảng 3.000ha quy đặc.
YBĐT - Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện nay phải chịu quá nhiều tác động từ biến đổi khí hậu, giá vật tư đầu vào, nhân công tăng cao, trong khi giá nông sản không ổn định thì việc nông dân áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI là một sự lựa chọn sáng suốt. Thực hiện SRI giúp giảm lượng lúa giống, giảm công chăm sóc, giảm thuốc bảo vệ thực vật lại cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao.