Bộ Giao thông Vận tải được xây dựng cơ chế xã hội hóa bến xe khách

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/8/2014 | 7:47:42 AM

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì xây dựng cơ chế chính sách thu hút xã hội hóa đầu tư và khai thác bến xe ô tô khách, thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV/2014.

Nhiều bến xe tại Hà Nội đang quá tải.
Nhiều bến xe tại Hà Nội đang quá tải.

Hiện cả nước có 322/457 bến xe ô tô khách loại 4 trở lên, đảm bảo phục vụ vận tải hành khách liên tỉnh theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải. Như vậy, bình quân mỗi địa phương có 7 bến xe, phục vụ cho khoảng 2.500 tuyến vận tải hành khách liên tỉnh.

Các bến xe này có diện tích và trang thiết bị tuy đảm bảo quy chuẩn nhưng mới chỉ dừng ở mức độ phục vụ được nhu cầu tối thiểu của hành khách. Nhiều bến xe chưa quan tâm xây dựng và tổ chức các dịch vụ phụ trợ cho hành khách như giải trí, giao thông tiếp cận, lưu trú qua đêm …

Ngoài các TP lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM, Hải Phòng… thì tỷ lệ các bến xe được xây dựng quy mô, hiện đại còn thấp; hành khách ít được tiếp cận với thông tin về thời gian biểu xuất-nhập bến, giá vé, chất lượng dịch vụ …

Quy hoạch bến xe tại các địa phương chưa sát với yêu cầu và sự phát triển thực tế. Cụ thể, theo quy hoạch, đến năm 2010, Bình Định phải có 10 bến xe. Nhưng thực tế, đến nay (2014), địa phương này đang có 6 bến xe, mà đều chưa phục vụ hết công suất. Tại Thái Bình, theo quy hoạch đến năm 2020 sẽ có 20 bến xe. Nhưng đến nay, 14 bến xe đang hoạt động tại tỉnh, ngoài bến xe trung tâm TP, còn lại đều có lượng xe xuất bến thấp, hoạt động kém hiệu quả.

Trong khi đó, tại hai TP lớn là Hồ Chí Minh và Hà Nội, các bến xe quá tải, công tác quản lý kém gây ảnh hưởng lớn đến tổ chức giao thông công cộng của đô thị.

Bên cạnh đó, tại một số địa phương khác, quy hoạch bến không kết nối được với các phương thức vận tải công cộng khác; vị trí nhiều bến xe cận nhau; qui hoạch không ổn định …

Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, xã hội hóa bến xe khách là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong thời gian tới.

(Theo VOV)

Các tin khác
Đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình trồng cây cao su tại xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn.

YBĐT - Tiếp tục chương trình công tác, ngày 6/8, đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã đi kiểm tra tình hình trồng cây cao su trên địa bàn huyện Văn Chấn.

YBĐT - Hội nông dân huyện Lục Yên vừa tổng kết 5 năm thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp đỡ nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2009-2013. Trong 5 năm, toàn huyện đã có trên 45 nghìn lượt hội viên nông dân đăng ký, bình quân hàng năm có trên 9 nghìn hộ đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.

YBĐT - Toàn tỉnh Yên Bái hiện có gần 300 ha bồ đề bị sâu ăn lá phá hoại, trong đó có 198 ha bị phá hoại nặng, tăng 90 ha so với năm trước. Các diện tích bị hại tập trung chủ yếu ở thành phố Yên Bái, các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Văn Chấn và Văn Yên.

Theo thống kê mới đây đã có 32 tỉnh trên cả nước không còn DNNN kinh doanh thuần túy, mà chủ yếu là sản xuất, cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích, thiết yếu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục