Nghĩa An: Giảm nghèo bền vững từ phát triển đàn bò sinh sản

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/9/2015 | 9:58:41 AM

YênBái - YBĐT - Sau 5 năm thực hiện, thông qua mô hình giảm nghèo bền vững phát triển đàn bò sinh sản, với chính sách hỗ trợ trực tiếp, cụ thể và từ hiệu quả việc chăn nuôi của người dân xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) cho thấy, chính sách này rất phù hợp và bước đầu đạt hiệu quả, mang lại niềm vui, cơ hội giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Ông Điêu Văn Ninh (trái) - thôn Đêu 4, xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ), chăm sóc cho bò mẹ được hỗ trợ từ mô hình giảm nghèo bền vững phát triển đàn bò sinh sản.
Ông Điêu Văn Ninh (trái) - thôn Đêu 4, xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ), chăm sóc cho bò mẹ được hỗ trợ từ mô hình giảm nghèo bền vững phát triển đàn bò sinh sản.

Người xưa có câu “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, ngỡ tưởng câu nói ấy không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay, nhưng ở xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ) dù là nuôi trâu, bò hay dê, câu nói ấy vẫn chẳng hề sai đối với người dân nghèo. Đã 5 năm kể từ khi mô hình giảm nghèo bền vững phát triển đàn bò sinh sản do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ được thực hiện, giờ đây, không ít hộ nghèo ở Nghĩa An đã có được “gia tài” là một con bò. Và “cơ nghiệp” của họ bắt đầu từ đó.

Mô hình giảm nghèo bền vững phát triển đàn bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo chính thức được triển khai thực hiện tại xã Nghĩa An từ năm 2009 với tổng số 21 con bò mẹ. Trước khi thực hiện mô hình, cán bộ chuyên môn của UBND xã đã rà soát, lập danh sách số hộ nghèo, cận nghèo chưa có trâu, bò nuôi dựa trên tiêu chí, sự bình xét tại các thôn, bản. Sau 5 năm thực hiện, tổng số đã có 29 con bê được sinh ra, 23 lần bò mẹ được luân chuyển, đàn bò hiện đã tăng lên 41 con. Theo quy trình, các hộ dân nuôi bò, khi bò mẹ đẻ được một con bê 12 tháng tuổi thì sẽ luân chuyển bò mẹ sang cho hộ nghèo khác thuộc danh sách tham gia mô hình tiếp tục nuôi. Chờ đợi sau 3 lần luân chuyển, cuối năm 2014, gia đình ông Điêu Văn Ninh ở thôn Đêu 4 vui mừng được nhận nuôi bò mẹ.

Ông nói: “Thật may mắn cho gia đình tôi khi được chính quyền hỗ trợ. Trước hôm đi nhận bò về nuôi, vợ chồng tôi mừng đến mức không ngủ được. May mắn hơn nữa, sau khi nhận nuôi không lâu, giờ bò mẹ đã chửa 6 tháng. Chỉ cần chăm sóc thật tốt, chờ có bê con, nhà tôi có thể thoát nghèo rồi”. Cùng chung niềm vui ấy, sau 2 lần luân chuyển, gia đình ông Hà Văn May - thôn Đêu 1 được nhận nuôi bò mẹ vào tháng 4/2015. Ông May chia sẻ: “Để có 15 - 20 triệu đồng mua một con bò sinh sản quả thật là điều quá khó khăn cho không chỉ với gia đình tôi mà còn cho cả các gia đình nghèo khác tại Nghĩa An. Nhờ hỗ trợ của xã thông qua mô hình này mà gia đình tôi có cơ hội cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập”.

Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ bò sinh sản tại xã Nghĩa An đã và đang giúp hàng chục hộ nghèo, cận nghèo nơi đây có thêm động lực vươn lên sản xuất. Ông Hà Việt Cường - Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa An cho biết: “Bà con xã Nghĩa An sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Tuy xã còn nhiều khó khăn như: Tỷ lệ hộ nghèo cao (năm 2014 có 263 hộ nghèo), thiếu vốn phát triển kinh tế, quá trình chăn nuôi gặp nhiều rủi ro vì thời tiết lạnh, nhưng với lợi thế diện tích tự nhiên rộng, phù hợp chăn nuôi, vì vậy, hỗ trợ trực tiếp bò giống là phương án hợp lý do người dân không phải bỏ tiền mua giống và có sẵn bãi chăn thả tự nhiên là nguồn thức ăn chăn nuôi dồi dào. Chúng tôi mong muốn, sẽ có nhiều hơn nữa những mô hình hỗ trợ người dân không chỉ nuôi trâu, bò mà cả lợn, dê… như thế này góp phần mang lại hiệu quả thiết thực trong giảm nghèo nhanh và bền vững”.

Sau 5 năm thực hiện, thông qua mô hình giảm nghèo bền vững phát triển đàn bò sinh sản, với chính sách hỗ trợ trực tiếp, cụ thể và từ hiệu quả việc chăn nuôi của người dân xã Nghĩa An cho thấy, chính sách này rất phù hợp và bước đầu đạt hiệu quả, mang lại niềm vui, cơ hội giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

 Mai Linh

Các tin khác
Công nhân Nhà máy đóng gói bao bì sản phẩm.

YBĐT - Hơn 15 năm gắn bó với vùng sắn Văn Yên, Nhà máy Chế biến sắn (thuộc Công ty cổ phần Nông lâm sản Yên Bái) đã đưa cây sắn trở thành cây “triệu đô”. Không chỉ thành công trong xây dựng mối quan hệ bền chặt với người dân và vùng nguyên liệu, Nhà máy còn đưa sản phẩm tinh bột sắn ra thị trường thế giới, đem về cho nông dân Văn Yên hàng chục triệu đô mỗi năm.

Cục hàng không điều chỉnh mức trần khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội 
địa theo hướng giảm thêm 4% do giá nhiên liệu đang liên 
tiếp giảm.

Nông dân Văn Chấn thu hoạch lúa mùa, năng suất ước đạt 55 tạ/ha.

YBĐT - Những năm qua, sản xuất nông nghiệp đã gặp phải nhiều khó khăn, thử thách do hạn hán, rét đậm, rét hại, bão lũ, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi xảy ra trên diện rộng, biến động bất lợi của thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, với sự nỗ lực khắc phục khó khăn của cán bộ, công nhân, viên chức (CBCNVC) và người lao động trong toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự nhiệt tình hưởng ứng các phong trào thi đua đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ, tạo những bước đột phá mạnh mẽ.

Thiết bị in chứng từ đã được lắp đặt tại một số cây xăng hiện nay.

Tất cả các cột xăng tại cửa hàng bán lẻ đều phải gắn thiết bị in hóa đơn, chứng từ để giao trả khách hàng sau khi giao dịch hoàn thành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục