Quy định về Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/1/2016 | 8:42:15 AM

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 57/2015/TT-BLĐTBXH quy định về Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, trung tâm giáo dục nghề nghiệp trong Điều lệ này được tổ chức theo các loại hình gồm: a- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập; b- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục và trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục mà phần lợi nhuận tích lũy hàng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển trung tâm; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ.

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trung tâm đặt trụ sở. Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước đối với các trung tâm giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Điều lệ này.

Căn cứ vào Điều lệ này, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp xây dựng quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm phù hợp với điều kiện cụ thể của trung tâm, không trái với các quy định của pháp luật có liên quan.

Quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải có những nội dung chủ yếu sau: Tên trung tâm; mục tiêu và sứ mạng; nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm; tổ chức các hoạt động đào tạo; nhiệm vụ và quyền của giáo viên, cán bộ quản lý; nhiệm vụ và quyền của người học; tổ chức và quản lý của trung tâm; quan hệ giữa trung tâm với doanh nghiệp, gia đình và xã hội; tài chính và tài sản của trung tâm; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.

Quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp do giám đốc trung tâm phê duyệt và phải được công bố công khai tại trung tâm.

Quyền tự chủ của trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Quyền tự chủ của trung tâm giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và một số quy định cụ thể sau: quyết định mục tiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của trung tâm; quyết định thành lập bộ máy tổ chức, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển trung tâm; thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật; quyết định mức thu học phí tương ứng với điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đối với chương trình đào tạo chất lượng cao và các quy định về tự chủ tài chính đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, tuyển sinh và quản lý người học; phát triển chương trình đào tạo; tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình giảng dạy phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng chương trình đào tạo; in phôi chứng chỉ, quản lý và cấp chứng chỉ cho người học theo quy định của pháp luật; tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ; hợp tác quốc tế theo chiến lược và kế hoạch phát triển của trung tâm; đảm bảo chất lượng đào tạo của trung tâm; lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp để đăng ký kiểm định; xây dựng quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc trung tâm.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/2/2016.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Bộ Tài chính vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra việc kê khai giá cước vận tải trong đó nhấn mạnh việc xử lý nghiêm với các trường hợp tăng giá dịp Tết Nguyên đán.

Gia đình anh Trần Minh Quyền thôn 5, xã Thượng Bằng La (Văn Chấn) thu hoạch cam Đường canh. (Ảnh: Văn Tuấn)

YBĐT- Yên Bái phấn đấu giai đoạn 2016 - 2020 trồng mới 2.300 ha cam, quýt, bưởi; giữ vững vùng cây có múi hơn 4.000 ha; phấn đấu đưa diện tích cây ăn quả của tỉnh lên 9.000 ha.

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.

YBĐT - Ngày 5/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2015; triển khai nhiệm vụ năm 2016 và kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.

Trong số gần 4.000 cây cầu dự kiến sẽ được đầu tư từ nay đến 2020 sẽ có 295 cầu treo, còn lại là cầu cứng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình xây dựng cầu dân sinh đảm bảo an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2014 - 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục