Bộ Y tế thông tin mới nhất chất lượng hải sản 4 tỉnh miền Trung

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/9/2016 | 3:08:16 PM

Bộ Y tế cho biết các loại cá ở tầng nổi đã an toàn song các loại hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý các tỉnh bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosa gây ra chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm.

Ngư dân Quảng Trị vận chuyển cá lên bờ sau chuyến đánh bắt hải sản ngoài khơi xa.
Ngư dân Quảng Trị vận chuyển cá lên bờ sau chuyến đánh bắt hải sản ngoài khơi xa.

Tại cuộc giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Trung ương sáng 20/9, các bộ: Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), Bộ Y tế, Bộ nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã công bố kết quả xét nghiệm 1.040 mẫu hải sản thuộc 4 vùng biển chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường do Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra.

Bộ Y tế cho biết các mẫu được kiểm nghiệm các chỉ tiêu Xyanua, Phenol, thuỷ ngân, camidi, chì, crom, asen và sắt.

Song song với việc lấy mẫu tại 4 tỉnh, Bộ Y tế cũng tiến hành lấy 300 mẫu hải sản tại 3 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Khánh Hoà và Bà Rịa – Vũng Tàu là các tỉnh không chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường để so sánh.

Bộ cũng phối hợp với các chuyên gia nước ngoài, kết quả kiểm chứng tại các phòng kiểm nghiệm ở Nhật Bản, Canada, Singapore… cho thấy sự đồng nhất về kết quả kiểm nghiệm hải sản với Việt Nam.

Đại diện Bộ Y tế khẳng định đối với tất cả hải sản như cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, cá trích, cá đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm. Không có mẫu nào phát hiện có Phenol.

Tất cả các loại hải sản tại 4 tỉnh miền Trung và 3 tỉnh nhóm đối chứng đều không phát hiện mẫu nào có Xyanua – chất được xác định là một trong những nguyên nhân gây ra cá chết hàng loại.

Các chỉ số: thuỷ ngân, cadimi, chì, crom, asen và sắt trong hải sản ở 7 tỉnh trên đều nằm trong giới hạn cho phép, đảm bảo an toàn theo quy định.

Các kết quả xét nghiệm đối với hải sản tại các đầm nuôi 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm đối với các hải sản: tôm, ghẹ, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý đã phát hiện 132/1.040 mẫu hải sản của 4 tỉnh có Phenol.

Theo phân bố 132 mẫu hải sản có phát hiện Phenol đều nằm trong vùng từ 5 - 25 km (tương đương với khoảng từ 2,7- 13,5 hải lý) với tỉ lệ mẫu nhiễm cao nhất tại Hà Tĩnh, Quảng Bình và thấp nhất tại biển Lăng Cô - Thừa Thiên Huế.

Để đảm bảo an toàn sức khoẻ người tiêu dùng, Bộ Y tế đề nghị không sử dụng các loại hải sản nói trên sống trong vòng 20 hải lý (các loại hải sản tầng đáy).

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đề nghị UBND 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế tiếp tục chỉ đạo Sở NN-PTNT, Sở Công Thương (đơn vị được giao quản lý kho hàng đông lạnh) phân loại hải sản theo từng lô.

"Sở Y tế các địa phương này cần chỉ đạo lấy mẫu theo từng lô và trả kết quả cho đơn vị quản lý được UBND giao nhiệm vụ. Chỉ cho phép lưu hành lô sản phẩm khi được xét nghiệm an toàn. Đối với các lô hàng không an toàn phải buộc tiêu huỷ và đền bù theo quy định", đại diện Bộ Y tế kiến nghị.

Bộ Y tế cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn thực hiện giám sát định kỳ đối với các hải sản được khai thác tại 4 tỉnh miền Trung nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.

"Đồng thời tiếp tục lấy mẫu các loại hải sản có phát hiện Phenol ở trên và các hải sản ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý để giám sát, xét nghiệm", đại diện Bộ Y tế khẳng định.

(Theo VTC)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 19/2016/TT-BCT (Thông tư 19), ngày 14/09/2016, quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát.

Trụ sở UBND xã Hán Đã đã được đầu tư, xây dựng mới đảm bảo theo tiêu chí nông thôn mới.

YBĐT - Được tiếp xúc, viết bài tuyên truyền nhiều về lĩnh vực xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trong toàn tỉnh, điều mà chúng tôi thường nhận thấy, tiêu chí xây dựng đường giao thông nông thôn (GTNT) luôn khiến nhiều địa phương “đau đầu”, đặc biệt là các xã vùng cao. Nhưng với xã Hán Đà, huyện Yên Bình thì hoàn toàn ngược lại, xây dựng đường GTNT lại trở thành tiêu chí “ghi điểm” của mình.

Người dân thôn 10 Minh Thân, xã Đại Minh phấn khởi đi trên con đường trải bê tông sạch sẽ, bằng phẳng.

YBĐT - Dù quyết tâm cao để 2 xã Hán Đà và Đại Minh cán đích nông thôn mới vào cuối năm nay nhưng huyện Yên Bình vẫn chỉ đạo các xã triển khai từng bước một, bảo đảm mỗi tiêu chí hoàn thành đều phải mang tính bền vững

Đồng chí Nông Xuân Hùng - Cục trưởng Cục Thuế  tỉnh (thứ hai từ phải sang) chỉ đạo công tác thu ngân sách cuối năm với cán bộ Cục. (Ảnh: Quang Thiều)

YBĐT - Mặc dù tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, nhưng kết thúc 8 tháng năm 2016, công tác thu ngân sách (TNS) của tỉnh có mức tăng trưởng khá, đạt 1.106 tỷ đồng, bằng 69% dự toán tỉnh giao và bằng 125% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục