Mô hình mới ở Quy Mông

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/9/2016 | 7:02:29 AM

YBĐT - Câu lạc bộ (CLB) Nuôi cá nước ngọt của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) xã Quy Mông (Trấn Yên) đã trở thành địa chỉ tin cậy cho thanh niên có ý chí, nghị lực vươn lên làm giàu.

Các thành viên Câu lạc bộ Nuôi cá nước ngọt xã Quy Mông kiểm tra cá giống.
Các thành viên Câu lạc bộ Nuôi cá nước ngọt xã Quy Mông kiểm tra cá giống.

Anh Đào Duy Nở - Bí thư Đoàn xã, Chủ nhiệm CLB Nuôi cá nước ngọt xã Quy Mông cho biết: “Là xã thuần nông, lực lượng ĐVTN khá đông, song nhiều năm nay, thanh niên đi làm ăn xa khá nhiều, nên khi có việc cần huy động đến ĐVTN gặp rất nhiều khó khăn.

Với mong muốn giúp ĐVTN lập thân, lập nghiệp tại quê hương mình, sau nhiều lần đi tham quan, học tập mô hình phát triển kinh tế của thanh niên ở các địa phương trong, ngoài tỉnh, chúng tôi nhận thấy tiềm năng mặt nước nuôi cá khá lớn, song vẫn nuôi cá quảng canh, nhỏ lẻ nên hiệu quả thấp.

Vì vậy, năm 2012, Đoàn xã đã tập hợp những nhà có ao nuôi cá và có con em là ĐVTN tâm huyết, có kinh nghiệm nuôi cá để thành lập CLB. Ban đầu CLB chỉ có 12 ĐVTN với diện tích quản lý là 15 ha. Khi tham gia CLB, các thành viên được tập huấn kỹ thuật chọn cá giống, nuôi cá và cách phòng trừ dịch bệnh.

Từ đó, giúp các thành viên nâng cao kiến thức chăn nuôi, nâng cao sản lượng cá trên một đơn vị diện tích, góp phần tăng thu nhập. Hoạt động chủ yếu của CLB là các thành viên giúp nhau về vốn, kỹ thuật chăm sóc, cùng liên kết mua con giống, thức ăn...”.

Việc ra mắt CLB Nuôi cá nước ngọt đã tạo hiệu ứng quan trọng góp phần trong việc nâng cao nhận thức cho các hộ dân về việc nuôi cá chuyên canh. Các thành viên CLB có quy chế hoạt động rõ ràng, phân công nhiệm vụ cụ thể từ việc lập báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động...

Nhờ đó, nhiều ĐVTN đã yên tâm lập nghiệp, làm giàu tại quê hương mình. Đoàn viên Ngọc Văn Thanh, thôn 3 là một điển hình. Mặc dù điều kiện đất đai rộng, gia đình có gần 1.000 m2 ao, song trước đây việc nuôi của anh còn quảng canh, thiếu kiến thức khoa học, kỹ thuật nên hiệu quả không cao. Từ khi là thành viên của CLB, được học hỏi kiến thức, kinh nghiệm nuôi cá mà cuộc sống của gia đình anh trở nên khá giả hơn.

Anh Thanh cho biết: “Trước kia, tôi nuôi cá chỉ để thêm thắt thu nhập, nuôi theo kinh nghiệm nên hiệu quả kinh tế không cao. Từ khi là thành viên CLB, nuôi theo hình thức chuyên canh thấy hiệu quả hơn hẳn. Nếu chịu khó đầu tư chuyên canh thì chuyện làm giàu từ nuôi cá không phải là chuyện khó”.

Đoàn viên Phí Văn Thu, thôn 3 cũng vậy, tính cả diện tích đấu thầu và chuyển đổi từ ruộng kém hiệu quả sang nuôi cá, anh có gần 2 ha. Trước kia, việc nuôi quảng canh, không chú trọng đầu tư nên hiệu quả không cao. Khi tham gia CLB, tập trung nuôi theo hình thức bán công nghiệp và chuyên sâu thì hiệu quả trở nên rõ rệt.

Trước đây, mỗi năm chỉ thả được 1 vụ và nhiều lắm cũng chỉ 3 - 5 tạ cá, còn nuôi theo hình thức chuyên canh, bán công nghiệp, mỗi năm được 2 vụ, bình quân cũng được khoảng 5 tấn và trừ chi phí còn thu lãi trên 150 triệu đồng.

Từ hiệu quả ban đầu, đến nay CLB đã có 16 thành viên. Từ việc chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, nhiều thành viên đã xây dựng được các mô hình với quy mô lớn. Ngoài nuôi cá truyền thống, các thành viên cũng kết hợp nuôi xen canh một số loài cá tự nhiên có giá trị kinh tế cao như: quất, chiên, lăng... mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Hiện, các thành viên trong CLB có sự liên kết với nhau khá chặt chẽ trong việc mua thức ăn và bán cá qua việc tập trung mua và bán với một số đầu mối để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh. Thông tin về giá cả thị trường cũng được các thành viên chia sẻ nhanh chóng. Trong vụ thu hoạch, các thành viên có sự phân chia thời gian hợp lý nhằm ổn định thị trường, giá cả. Các thành viên được liên kết với nhau trong sản xuất.

Thời gian chưa nhiều, song hiệu quả bước đầu của CLB Nuôi cá nước ngọt ở xã Quy Mông do ĐVTN làm chủ đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong việc tập hợp, đoàn kết những thanh niên có ý chí, khát vọng làm giàu.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của anh Đào Duy Nở thì các thành viên CLB cũng như nhiều hộ dân có diện tích ruộng kém hiệu quả muốn chuyển đổi sang nuôi cá đều gặp khó khăn về vốn, nhất là vốn ưu đãi để đầu tư ban đầu; việc tiếp cận với các tiến bộ khoa học, kỹ thuật cần được tổ chức bài bản hơn nữa để nâng cao hiệu quả sản xuất, vì hiện nay, các thành viên trong CLB vẫn còn nhiều người tùy theo hoàn cảnh mà có cách tiếp cận thông tin khác nhau.

Do đó, cách thức chăn nuôi cũng khá đa dạng và chưa khai thác hết tiềm năng mặt nước... Nếu khắc phục được những tồn tại này, việc tập hợp ĐVTN lập thân, lập nghiệp tại quê hương sẽ phát huy hiệu quả cao hơn.  

Thanh Tân

Các tin khác

YBĐT- Sáng 21/9, tại thôn Làng Lớn, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua sản xuất cây vụ đông năm 2016.

Ảnh minh họa.

Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi các địa phương về việc quản lý đồng hồ tổng trên các phương tiện đo xăng dầu của các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.

Đại biểu tham gia Hội nghị.

Sáng nay 21-9, tại Lào Cai, Ban Chỉ đạo Tây Bắc phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội vùng Tây Bắc, giai đoạn 2011-2015.

Cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật thị xã Nghĩa Lộ hướng dẫn người dân chăm sóc lúa.

YBĐT - Nghĩa Lộ có 3/7 xã thực hiện xây dựng nông thôn mới (XDNTM) gồm: Nghĩa An, Nghĩa Lợi và Nghĩa Phúc. Mặc dù thuộc địa bàn thị xã, song xuất phát điểm của các xã này khi bước vào XDNTM còn rất thấp, chỉ đạt từ 1 đến 2 tiêu chí trong 19 tiêu chí NTM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục