Hướng đi cho nho và vang nho Ninh Thuận
- Cập nhật: Chủ nhật, 2/10/2016 | 7:50:35 AM
Đánh giá thực trạng và những khó khăn trong sản xuất, chế biến nho thành các sản phẩm có giá trị để đưa nho Ninh Thuận đảm bảo thương hiệu và giá trị kinh tế cao. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp cơ bản để đưa thương hiệu nho và vang Ninh Thuận ngày càng phát triển, được thị trường chấp nhận.
Hiện nay, nho và các sản phẩm sau nho của Ninh Thuận đang được thị trường ưu chuộng.
|
Đó là những nội dung cơ bản được trao đổi tại buổi Tọa đàm “Nho và Vang Ninh Thuận”, do UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức chiều 1/10/2016. Đây cũng là một trong các hoạt động quan trọng nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận 2016 đang diễn ra tại Ninh Thuận.
Tọa đàm đã thu hút sự quan tâm tham dự và trao đổi của đại diện các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh; đại diện các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm nho tại Ninh Thuận…. Theo đó, các ý kiến đã tập trung trao đổi, thảo luận về giống nho; các biện pháp canh tác hiệu quả; các biện pháp bảo quản sau thu hoạch; phương pháp chế biến rượu vang nho chất lượng cao; về xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý, thương hiệu cho cây nho Ninh Thuận...
Qua khảo sát các khu vực đất trồng nho phù hợp, Ninh Thuận hiện có trên 7.950 ha đất có khả năng trồng nho. Với định hướng đưa Ninh Thuận trở thành “thủ phủ” của cây nho, đến nay Ninh Thuận đã hoàn thành quy hoạch vùng sản xuất nho an toàn với quy mô 2.553 ha; trong đó huyện Ninh Phước 1.716,68 ha, TP.Phan Rang- Tháp Chàm 211,48 ha, huyện Ninh Hải 230,49 ha, huyện Thuận Nam 252,27 ha, huyện Ninh Sơn 142,29 ha. Trên thực tế, cây nho đang là cây trồng chủ lực của Ninh Thuận, trong giai đoạn cuối những năm 1990, nếu trồng 1 ha nho chăm sóc đúng kỹ thuật có thể cho thu nhập từ 200-300 triệu đồng/ha/năm thì giai đoạn hiện nay có thể đạt 400- 500 triệu đồng/ha/năm.
Hiện Ninh Thuận đã quy hoạch được 03 vùng sản xuất nho chất lượng cao, tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 100 ha, có cơ sở sơ chế ban đầu; đồng thời mở rộng và hướng dẫn nông dân thực hiện quy trình sản xuất nho chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP (hiện nay đã mở rộng thêm diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và cấp 110 giấy chứng nhận VietGAP cho 1.197 hộ dân sản xuất trên diện tích 280 ha và đang tiến hành mở rộng diện tích nho này), hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các khâu sản xuất, bảo quản sau thu hoạch…
Về tình hình sản xuất sản phẩm từ nho, theo ông Phạm Đăng Thành, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận, tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 05 tổ chức (bao gồm các hình thức Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân và Viện Nghiên cứu Bông và phát triển Nông nghiệp Nha Hố) và 41 hộ kinh doanh tham gia sản xuất rượu vang nho với quy mô công suất ước tính khoảng 230.000 lít/năm. Bên cạnh đó, mặc dù các sản phẩm khác từ nho rất được thị trường ưa chuộng nhưng số lượng còn khiêm tốn, không đáng kể.
Trong khi đó, đa số phần lớn người nông dân trồng nho tại Ninh Thuận, với việc tận dụng nguồn nguyên liệu nho dồi dào sẵn có tại địa phương, người nông dân trồng nho nhiều năm nay đã sản xuất rượu nho theo phương pháp lên men truyền thống và hình thành thêm nhiều sản phẩm phong phú như mứt nho, mật nho, nho khô, xí muội nho,… được thị trường ưa chuộng.
Đây là cơ sở để Ninh Thuận tiếp tục quy hoạch, mở rộng diện tích trồng nho trong thời gian tới
Tuy nhiên, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận cũng chỉ rõ: hiện tình hình sản xuất rượu vang nho trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung quy mô nhỏ (kinh tế hộ), tập trung chủ yếu ở huyện ninh Phước và một phần ở huyện Ninh Hải, TP.Phan Rang- Tháp Chàm với công nghệ thủ công, ủ lên men truyền thống.
Tại Tọa đàm, đại diện các cơ quan quản lý, hộ sản xuất kinh doanh, chế biến các sản phẩm từ nho cũng đã nêu lên những khó khăn trong việc tiêu thụ nho và sản xuất nho. Theo đại diện doanh nghiệp Ba Mọi, do quy trình sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo được vùng sản xuất tập trung với phương pháp canh tác lạc hậu; sản lượng, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, chưa tuân thủ quy trình sản xuất; chưa tạo sự liên kết bền vững trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nhà sản xuất và đơn vị phân phối; một số sản phẩm chưa được quan tâm tạo thương hiệu, nhãn hiệu; doanh nghiệp có khả năng cung ứng sản phẩm để tiêu thụ trong toàn hệ thống các siêu thị còn ít… là những khó khăn rất lớn cần được chính quyền và ngành chức năng hỗ trợ, tạo điều kiện trong thời gian tới.
Về những giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ nho và sản phẩm từ nho trong thời gian tới, đa số các ý kiến tại tọa đàm đề xuất: Ninh Thuận cần tiếp tục mở rộng diện tích, quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung, tạo nguồn nguyên liệu ổn định và lâu dài cho sản xuất; đồng thời nghiên cứu giống đạt năng suất và chất lượng cao.
(Theo Dangcongsan.vn)
Các tin khác
Đây là mục tiêu trong Quy hoạch tổng thể trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
YBĐT - Chiều 30/9, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái với Hội Nông dân tỉnh giai đoạn 2011 - 2015.
YBĐT - Ngày 30/9, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và phát động phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
YBĐT - Ngày 30/9, đồng chí Trần Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể tỉnh Bình Dương dẫn đầu đoàn công tác đã đến thăm, làm việc với Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái.