Yên Bái chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/10/2016 | 7:08:03 AM

YBĐT - Cứ vào mùa khô, trên địa bàn tỉnh lại đối mặt với nguy cơ cháy rừng ở nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt tại các huyện trọng điểm như Mù Cang Chải, Trạm Tấu.  Theo dự báo, mùa khô năm 2016 - 2017, hiện tượng khô hạn, nắng nóng sẽ diễn ra gay gắt, do đó nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn là rất cao.

Cán bộ Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về công tác phòng cháy, chữa  cháy rừng.
Cán bộ Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Mùa khô trên địa bàn tỉnh thường kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Ở các huyện phía Tây của tỉnh như: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, nguy cơ cháy rừng là rất cao. Bởi nơi đây, gió lào thổi suốt mùa khô, các cành cây, tán lá và thảm thực vật khô kiệt, cùng với thời điểm người dân đốt nương làm rẫy nên chỉ cần một tàn đóm cũng đủ thiêu trụi cả khu rừng hàng chục, hàng trăm héc-ta.

Trong những năm qua, công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR)được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, Chi cục Kiểm lâm đã tăng cường lực lượng kiểm lâm viên xuống cơ sở, đảm bảo 100% các xã  đều có kiểm lâm địa bàn; in ấn tờ rơi, áp phích tuyên truyền tới tận các chủ rừng, tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR tới người dân; kiện toàn và củng cố hàng nghìn tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở; xây dựng mới, phát dọn và tu sửa các đường băng cản lửa tại các khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng.

Đặc biệt, để hạn chế cháy rừng do đốt nương rẫy gây ra lực lượng kiểm lâm, chính quyền các cấp đã tăng cường vận động, tuyên truyền; đồng thời, hướng dẫn bà con kỹ thuật đốt nương theo đúng quy trình kỹ thuật, thực hiện việc đốt nương rẫy vào ban ngày, lúc thời tiết không có gió; đồng thời, cử người canh lửa để lửa không lan ra các khu rừng bên cạnh.

Tuy nhiên, do thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, mùa khô cũng là thời điểm đồng bào vùng cao phát dọn đốt nương rẫy nên hàng năm trên địa bàn vẫn để xảy ra cháy rừng.

Tính riêng từ tháng 2 đến tháng 4 của năm 2016, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 9 vụ cháy rừng làm ảnh hưởng 141,3 ha rừng, trong đó diện tích rừng bị thiệt hại 100% là 108,1 ha (bao gồm rừng tự nhiên 21,7 ha; rừng trồng 72,4 ha; rừng khoanh nuôi tái sinh 14 ha), diện tích có khả năng phục hồi là 33,2 ha.

Nguyên nhân chính dẫn đến cháy rừng là do bà con đốt nương rẫy, đốt bãi chăn thả để lửa cháy lan vào rừng. Đáng lo hơn cả là trong số đó có cả những vụ  người dân cố tình đốt rừng do mâu thuẫn cá nhân.

Điển hình là vụ cháy rừng trồng ngày 9/3/2016 tại Tiểu khu 340, khoảnh 13, 16 thuộc bản Háng Cơ Pua, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải đã phải huy động hàng nghìn người lên rừng để dập tắt đám cháy. Thủ phạm đốt rừng là Giàng A Sử, sinh năm 1988.

Do phát sinh mâu thuẫn với trưởng thôn trong việc sử dụng cây thông nên sáng ngày 9/3/2016, Sử đã đem bật lửa đến khu vực rừng thông khu vực giáp ranh với đèo Khau Phạ, thuộc địa phận xã Púng Luông rồi châm lửa đốt, sau đó bỏ về nhà. Vụ cháy đã thiêu trụi khoảng 50 ha rừng thông trên 20 năm tuổi do Ban Quản lý Rừng phòng hộ Mù Cang Chải quản lý.

Theo dự báo, mùa khô năm 2016 - 2017, hiện tượng khô hạn, nắng nóng sẽ diễn ra gay gắt, do đó nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn tỉnh là rất cao.

Để chủ động trong công tác PCCCR, chính quyền các địa phương, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ rừng và PCCCR; củng cố ban chỉ đạo PCCCR từ huyện đến xã; xác định rõ các vùng trọng điểm, lập kế hoạch PCCCR cho từng khu vực, từng địa phương đơn vị để chủ động ứng phó kịp thời khi có cháy rừng.

Đồng thời, rà soát, bổ sung chỉnh lý các phương án chữa cháy rừng trọng điểm của địa phương; chú ý khả năng huy động lực lượng, phương tiện của các đơn vị được dự kiến huy động trong phương án chữa cháy; chỉ đạo các lực lượng liên ngành thực hiện tốt quy chế phối hợp trong công tác PCCCR, trang bị tốt các phương tiện, thiết bị PCCCR, bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống cháy xảy ra.

Lực lượng kiểm lâm tổ chức thường trực 24/24 giờ để cảnh báo, thông tin cấp dự báo cháy rừng và nắm bắt kịp thời các thông tin về phá rừng và cháy rừng; tại các huyện vùng cao, nơi đồng bào có tập quán đốt nương làm rẫy cần tăng cường quản lý các hoạt động canh tác nương rẫy; chỉ đạo tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy cho đồng bào để ổn định sản xuất…

Văn Thông

Các tin khác
Người Mông xã Nà Hẩu (Văn Yên) thu hoạch đậu tương. (Ảnh: Sùng A Hồng)

YBĐT - Trong quy hạch ngành, ngành nông nghiệp Yên Bái đã tập trung  điều chỉnh, nâng cao chất lượng quy hoạch các lĩnh vực có thế mạnh, các sản phẩm chủ yếu; quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn; bổ sung quy hoạch khu vực giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và quy hoạch vùng sản xuất công nghệ cao…

Sản phẩm quế của tổ hợp tác do cựu chiến binh Nguyễn Trí Tuệ (bên phải) ở xã Đào Thịnh (Trấn Yên) làm chủ. Ảnh Quyết Thắng

YBĐT - Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái đã có trên 200 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác do cựu chiến binh (CCB) làm chủ. Ngoài ra, còn có trên 1.000 gia trại do CCB làm chủ và trực tiếp tham gia lao động sản xuất.

YBĐT - Nhằm tăng cường công tác đối thoại trực tuyến tạo cầu nối trao đổi hai chiều giữa chính quyền với nhân dân, từ 8 giờ 30 phút đến 9 giờ 30 phút ngày 3/11/2016, Cổng Thông tin điện tử tỉnh (CTTĐT) tỉnh sẽ tổ chức cuộc đối thoại với chủ đề “Nuôi trồng thủy sản hồ Thác Bà - hướng đi phát triển bền vững” trên trang CTTĐT tỉnh giữa lãnh đạo huyện Yên Bình với nhân dân.

YBĐT - Hiện nay, tại khu vực thôn Suối Lóp, xã Suối Giàng đang diễn ra hoạt động khai thác đá cảnh trái phép. Thời điểm ngày 21/10/2016, hàng chục người dân sử dụng các loại máy xẻ, máy khoan, máy mài lấy đường vào thôn Suối Lóp làm xưởng sơ chế đá trước khi vận chuyển ra ngoài tiêu thụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục