Khẩn trương xử lý các dự án thua lỗ của ngành công thương
- Cập nhật: Thứ bảy, 22/4/2017 | 8:15:14 AM
Sáng 21-4, tại Trụ sở Chính phủ, Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Tổ trưởng có buổi làm việc với các bộ, ngành, cơ quan (BNCQ) liên quan về việc kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp thuộc ngành Công thương.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu ý kiến kết luận buổi làm việc
|
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng cho biết, Bộ Chính trị, Quốc hội yêu cầu Chính phủ báo cáo 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả của ngành Công thương.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao để báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội về hướng xử lý các dự án này. Dư luận cũng đang hết sức quan tâm về xử lý các dự án này. Cho ý kiến về 15 nhiệm vụ quá hạn chưa hoàn thành của các BNCQ để xử lý các dự án, Bộ trưởng, Chủ nhiệm đánh giá, đây là những nhiệm vụ nặng nề, quá trình thực hiện, các BNCQ đã nỗ lực thực hiện.
Tuy nhiên, nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ giao, các BNCQ phải thực hiện nghiêm. Tổ Công tác chỉ ghi nhận các đề nghị chứ không có thẩm quyền gia hạn thời hạn hoàn thành các nhiệm vụ này. Thực tế giải quyết nhiệm vụ phát sinh nhiều vấn đề khó, phức tạp như trong số các dự án trên thì 6 dự án đều ký hợp đồng EPC, trong khi đó, các đơn vị trong nước chưa thực hiện hết nhiệm vụ trong hợp đồng EPC.
Quá trình thực hiện hợp đồng EPC lại điều chỉnh tổng mức đầu tư từng giai đoạn; quy trình thực hiện không chặt chẽ, không đúng thủ tục, dẫn đến không thể thực hiện quyết toán. Có dự án “âm” cả vốn sở hữu, lỗ lũy kế lớn hơn cả vốn sở hữu nhiều, chưa nói phải cộng cả nợ phải trả.
Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là quyết tâm tạo thuận lợi về cơ chế, chính sách như bảo hộ trong nước tạo thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm, xử lý thuế… tạo điều kiện cho các nhà máy hoạt động trở lại. Trường hợp không thể đưa vào hoạt động trở lại thì phải có phương án; thậm chí có dự án phải đặt ra phá sản, bán…
Tuy nhiên, dù thực hiện phương án nào thì trước hết phải hoàn thành quyết toán, mà quyết toán có kiểm toán chứ không phải tự hoàn thành. Chúng ta cũng phải đánh giá tổng thể dự án về công nghệ, tài chính, quản trị…của các dự án này. Tổ Công tác đề nghị Bộ Công thương phải thường xuyên bám sát, đôn đốc chỉ đạo các dự án này.
Văn phòng Chính phủ luôn phối hợp chặt chẽ với các các BNCQ để tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, yêu cầu các BNCP quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ đã được giao. Nếu không thực hiện được thì gây khó khăn cho các tập đoàn, tổng công ty.
(Theo NDĐT)
Các tin khác
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp vừa yêu cầu các cơ quan công khai danh sách 578 doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán theo báo cáo tổng hợp của Bộ Tài chính.
YBĐT - Sáng 21/4, Chi nhánh Viettel Yên Bái phối hợp với Công ty Điện lực Yên Bái tổ chức Lễ khai trương dịch vụ thanh toán tiền điện qua BankPlus của Viettel và ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa hai đơn vị.
Trung tâm nghiên cứu kinh tế thuộc trường Đại học Bách khoa Zurich (Thụy Sĩ) ngày 20/4 công bố bảng xếp hạng chỉ số toàn cầu hóa (KOF), cho thấy Hà Lan là quốc gia đứng đầu danh sách này, tiếp đó là Ireland và Bỉ.
YBĐT - Xổ số Vietlott là loại hình xổ số tự chọn số điện toán của Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) trực thuộc Bộ Tài chính. Căn cứ kế hoạch, lộ trình phát triển thị trường của Vietlott theo quy định của Bộ Tài chính đến hết năm 2017, Vietlott chưa được phép kinh doanh xổ số điện toán tại tỉnh Yên Bái.