Chuyển biến nông nghiệp ở Mồ Dề

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/10/2017 | 11:36:40 AM

YBĐT - Mồ Dề là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mù Cang Chải, song bà con ở đây đã bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng các cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước để khai thác tiềm năng kinh tế địa phương.

Chăn nuôi dê - hướng phát triển kinh tế hiệu quả ở xã Mồ Dề.
Chăn nuôi dê - hướng phát triển kinh tế hiệu quả ở xã Mồ Dề.

Mồ Dề là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mù Cang Chải. Cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi của xã còn rất thiếu thốn. Bên cạnh đó, 99% dân số là đồng bào Mông, trình độ dân trí thấp, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cũng rất hạn chế. Tuy nhiên, bà con ở đây đã bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng các cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước để khai thác tiềm năng kinh tế địa phương.

Trong đó, ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, hàng năm xã đã xây dựng kế hoạch tận dụng tốt các nguồn lực, chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước với tổng kinh phí hàng tỷ đồng, kiên cố hóa các công trình thủy lợi thiết yếu như công trình thủy lợi ở bản Màng Mủ B, được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 30a; thủy lợi bản Háng Xê, bản Háng Pù Loa, thủy lợi Mùa Sông Cớ được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 135... đã góp phần ổn định nước tưới cho trên 140 ha ruộng, giúp nhân dân sản xuất thuận lợi, nâng tổng diện tích gieo cấy vụ mùa năm 2017 toàn xã lên trên 450 ha.
 
Bên cạnh đó, xã cũng đã làm tốt việc chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân sử dụng các giống lai có năng suất, chất lượng cao vào canh tác kết hợp với áp dụng các biện pháp kỹ thuật bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách...
 
Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu giống, Mồ Dề còn quan tâm chỉ đạo thâm canh tăng vụ. Trong đó, vụ lúa xuân 2017, diện tích tăng từ 67 ha lên 72 ha và trồng trên 40 ha rau màu gồm: 30 ha cải dầu, 10 ha gừng và rau màu khác tập trung ở các thôn: Nả Háng A, Nả Háng B, Mý Háng...
 
Ông Mùa Vảng Chu ở thôn Háng Sung cho biết: "5 năm trước, do thiếu nước tưới, gieo cấy không được tập trung, chưa biết sử dụng các giống lai, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác nên cây trồng năng suất thấp, mỗi năm gia đình tôi thiếu đói giáp hạt một tháng. Đến nay, nhờ đảm bảo nước tưới, có giống tốt, gieo cấy thêm vụ chiêm, trồng thêm cải dầu, rau các loại vụ đông nên không chỉ đủ ăn mà còn để bán”.

 Ngoài sản xuất lúa, Mồ Dề còn đẩy mạnh trồng ngô đồi với diện tích cả năm trên 150 ha, chủ yếu là giống lai như: AG59, CP888, LNV 885... và chăm bón đúng kỹ thuật, nên năng suất được trên 40 tạ/ha, tổng sản lượng đạt trên 600 tấn.
 
Ông Sùng A Lù - Chủ tịch UBND xã Mồ Dề cho biết: "Để nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp, xã đã phân công, chỉ đạo cán bộ, đảng viên phụ trách thôn phối hợp với cán bộ khuyến nông hướng dẫn bà con cách áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất theo kiểu "cầm tay chỉ việc” nên đã từng bước có tác động tốt, thay đổi tư duy, nhận thức của bà con trong sản xuất và chuyển từ quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, chuyên canh, có áp dụng khoa học, kỹ thuật”.
 
Năm 2016, tổng sản lượng lương thực có hạt toàn xã đạt trên 2.580 tấn, trong đó lúa đạt trên 1.980 tấn, ngô trên 600 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 450 kg/người/năm.

Cùng với thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng của Đảng, Nhà nước, địa phương còn quan tâm làm tốt công tác thú y, tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động phòng chống dịch bệnh và đói rét cho gia súc, gia cầm giúp bà con yên tâm và mạnh dạn đầu tư đẩy mạnh chăn nuôi. Hiện nay, xã có tổng đàn trâu trên 800 con, bò gần 400 con, lợn trên 1.800 con, dê trên 900 và gần 6.700 con gia cầm các loại.

Nhờ thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước cũng như quyết tâm trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, xã Mồ Dề đã từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Hết năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của xã từ trên 80% giảm xuống còn còn 71%, hộ khá, giàu cũng tăng dần từng năm.

A Mua

Các tin khác

YBĐT - Trở lại các xã vùng lũ huyện Văn Chấn sau mấy ngày nước rút, người dân nơi đây đang dồn sức khắc phục hậu quả để sớm ổn định cuộc sống. Trên đường vào các xã: Phúc Sơn, Hạnh Sơn huyện Văn Chấn, chúng tôi bắt gặp những đống lúa đen sệt của màu bùn lũ được người dân phơi trên các mặt sân.

Ảnh minh họa.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo từ năm 2019, triển khai đồng bộ thu giá dịch vụ không dừng đối với tất cả các tuyến quốc lộ được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT trên cả nước.

Công nhân Công ty cổ phần Yên Thành (Yên Bình) đóng gói sản phẩm măng tre Bát độ để xuất khẩu.

YBĐT - Trong năm 2015 - 2016, Sở Công thương Yên Bái đã triển khai thực hiện Đề tài "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xúc tiến thương mại thúc đẩy xuất khẩu (XK) các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh Yên Bái”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đặt ra đến năm 2020 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD,

Lãnh đạo Hội Nông dân xã Cảm Ân thăm mô hình chăn nuôi lợn, cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.

YBĐT - Đẩy mạnh Phong trào "Nông dân Thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu”, tăng cường các hoạt động hỗ trợ vay vốn, tập huấn chuyển giao KHKT… là những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Nông dân xã Cảm Ân, huyện Yên Bình những năm qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục