Cây làm giàu ở Hưng Thịnh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/12/2017 | 8:05:04 AM

YBĐT - Trong những năm gần đây, chính quyền và nhân dân xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên đã xác định các loại cây ăn quả có múi là loại cây trồng đem lại thu nhập cao, giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo và làm giàu. Trung bình mỗi năm thu nhập từ cây ăn quả có múi đạt 10 - 15 tỷ đồng.

Gia đình anh Nguyễn Văn Đoàn ở thôn Yên Bình, xã Hưng Thịnh có 7 ha cây ăn quả.
Gia đình anh Nguyễn Văn Đoàn ở thôn Yên Bình, xã Hưng Thịnh có 7 ha cây ăn quả.

Gia đình anh Nguyễn Văn Đoàn ở thôn Yên Bình, xã Hưng Thịnh bắt đầu trồng chanh từ năm 2005. Nhận thấy đất đai, khí hậu tại địa phương phù hợp với cây ăn quả có múi nên anh Đoàn đã quyết định cải tạo toàn bộ diện tích chè già cỗi và diện tích trồng lúa kém hiệu quả để tập trung trồng các loại cây ăn quả có múi như: cam sành, cam đường canh, bưởi Diễn, cam V2, chanh tứ thời...
 
Anh Đoàn cho biết: "Diện tích cây ăn quả của gia đình tôi đã có trên 7 ha, trong đó có 2 ha đang cho thu hoạch. Sản phẩm được tư thương đến tận nhà thu mua. Năm trước, gia đình tôi thu khoảng 15 tấn cam đường canh và 20 tấn chanh, thu nhập đạt trên 600 triệu đồng”.
 
Hiện nay, anh Đoàn đang bắt đầu thu hái những lứa cam đầu tiên và được thương lái đến mua tận vườn với giá 35.000 đồng/kg và hứa hẹn đây sẽ là mùa quả bội thu của gia đình anh.

Từ những hộ tiên phong trong chuyển đổi cây trồng có hiệu quả như gia đình anh Nguyễn Văn Đoàn, nhiều hộ trong thôn Yên Bình đã học hỏi và áp dụng trong phát triển kinh tế. Vì vậy, thôn có gần 80 hộ thì có tới 60 hộ trồng cây ăn quả có múi với diện tích hơn 80 ha, chiếm khoảng 50% tổng diện tích trồng cây ăn quả toàn xã. Hộ ít cũng trồng từ 200 gốc cam cho thu nhập vài chục triệu đồng/năm và hộ nhiều lên tới hàng nghìn gốc, mang lại thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên. Sản phẩm cam ở đây thường được các thương lái từ Hà Nội, Lào Cai đến tận vườn đặt mua với giá bán từ 20.000 đồng - 30.000 đồng/kg đối với cam Vinh và từ 30.000 đồng - 40.000 đồng/kg đối với cam Đường canh.
 
Ông Lê Văn Bằng - trưởng thôn Yên Bình cho biết: "Nhờ trồng cây ăn quả có múi, nhiều hộ trong thôn đã vươn lên thoát nghèo, xây dựng nhà ở khang trang và đóng góp tích cực vào xây dựng thôn, xã đạt chuẩn nông thôn mới”.

Thấy được hiệu quả kinh tế từ việc trồng các loại cây ăn quả có múi tại địa phương, từ năm 2012, Đảng ủy xã Hưng Thịnh đã có nghị quyết về phát triển cây ăn quả có múi.
 
Đặc biệt, được sự quan tâm, hỗ trợ của huyện, phong trào trồng cây ăn quả có múi ở địa phương đã được đẩy mạnh. Nhiều hộ đã tích cực chuyển đổi những diện tích đất đồi rừng trồng chè và các loại cây nguyên liệu giấy như keo, bồ đề có hiệu quả kinh tế thấp để chuyển sang trồng cây ăn quả.
 
Hiện nay, ở Hưng Thịnh có trên 300 hộ dân trồng cây ăn quả có múi với các giống như cam đường canh, cam sành không hạt, quýt sen, bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, chanh tứ thời… Tổng diện tích cây ăn quả có múi của xã  đã có trên 160 ha, trong đó gần 90 ha đang trong thời kỳ cho thu hoạch và được trồng tập trung nhiều ở các thôn: Yên Bình, Trực Chính, Trực Khang, Yên Phú.

Theo ông Nguyễn Gia Hồng - Chủ tịch UBND xã Hưng Thịnh: nhờ mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đất trồng lúa, trồng chè và các loại cây trồng khác kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có múi nên đến nay, đời sống của người dân xã Hưng Thịnh đã được cải thiện. Định hướng của xã trong thời gian tới là, tiếp tục mở rộng diện tích, tận dụng các diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả khác để trồng cây ăn quả có múi. Đồng thời, vận động bà con trồng, chăm sóc cây đúng kỹ thuật, đảm bảo tuyệt đối về an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm tạo và giữ vững uy tín trên thị trường và hướng tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cây ăn quả của Hưng Thịnh, nâng cao giá trị kinh tế cho người dân”.

Thanh Tiến - Kim Oanh (Đài TT - TH Trấn Yên)

Các tin khác

YBĐT - Vụ rét đậm, rét hại đầu năm 2016 đã làm ít nhất 63 con trâu, bò trên địa bàn huyện Văn Yên bị chết rét. Rút kinh nghiệm từ mùa đông năm ngoái, ngay khi bước vào mùa đông năm nay, huyện Văn Yên đã chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp dự trữ thức ăn, phòng chống đói, rét cho gia súc.

YBĐT - Hiện Khánh Hòa có 179 ha cam, trong đó 90 ha đã cho thu hoạch. Dự kiến năm 2017, toàn xã đạt sản lượng 500 tấn, thu về khoảng 5 tỷ đồng.

Ảnh minh họa.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa có yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 2/2/2017 về việc đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020.

Các đại biểu trao đổi bên lề cuộc họp sáng nay.

Sáng nay, 30 -11, tại thành phố Đà Nẵng, cuộc họp Hội đồng Thống đốc Quỹ Á - Âu (ASEF) lần thứ 37 (BOG 37) đã chính thức khai mạc với sự tham dự của các thống đốc đến từ 53 thành viên Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục