Lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/3/2018 | 2:27:59 PM

Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 05/2018/TT-BCA quy định việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Ảnh minh họa - Internet
Ảnh minh họa - Internet


Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định, gồm có: a- Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có xác nhận của thủ trưởng cơ quan Công an nơi lập hồ sơ. Trường hợp có căn cứ cho rằng người vi phạm cố tình che giấu lý lịch của bản thân thì cơ quan lập hồ sơ lập danh, chỉ bản của người vi phạm kèm theo Bản tóm tắt lý lịch;

b- Bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;

c- Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng ma túy trái phép theo mẫu biên bản số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP hoặc phiếu xét nghiệm có kết quả dương tính với chất ma túy tại thời điểm lập hồ sơ;

d- Bản sao Giấy chứng nhận đã chấp hành xong Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với trường hợp đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP hoặc bản sao Quyết định chấm dứt thi hành Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP.

Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định, thì hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm có: 1- Các tài liệu, giấy tờ quy định tại điểm a, b, c đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định; 2 - Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP về tình trạng nghiện hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; 3- Tài liệu xác định người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định.

Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ, cơ quan công an nơi lập hồ sơ phải gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện văn bản thông báo về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

Hết thời hạn đọc hồ sơ theo quy định, cơ quan công an nơi lập hồ sơ chuyển hồ sơ kèm theo văn bản đề nghị kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.

Cơ quan Công an nơi lập hồ sơ chịu trách nhiệm quản lý, lưu trữ bản sao hồ sơ của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo chế độ hồ sơ công tác quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội của Bộ Công an.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/3/2018.
 
(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh Agribank Văn Chấn

YBĐT - Năm 2017, Chi nhánh Agribank Văn Chấn huy động nguồn vốn tại địa phương đạt 613 tỷ đồng, tăng 135 tỷ đồng so với cùng năm trước và hết tháng 2/2018, tổng nguồn huy động đạt 639 tỷ đồng, trong đó tiền gửi dân cư đạt 625 tỷ đồng, với tổng số khách hàng trên 11.000 lượt.

Phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm đang là một trong những chương trình kinh tế trọng điểm của huyện Trấn Yên, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân.

YBĐT - Đến thời điểm này, toàn huyện Trấn Yên có 273 ha dâu với khoảng hơn 872 hộ dân trồng dâu nuôi tằm, tập trung nhiều ở các xã: Việt Thành, Tân Đồng, Báo Đáp. Năm 2017, sản lượng kén tằm toàn huyện đạt 430 tấn bằng trên 116% kế hoạch, tăng trên 70 tấn so với năm 2016. 1 ha trồng dâu nuôi tằm có thể cho thu nhập từ 200 – 250 triệu đồng.

Ảnh minh họa

Đó là yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đối với các địa phương chưa xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bằng nguồn ngân sách địa phương tại Công văn số 1907/BNN-TY gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Giám đốc ILO Việt Nam ông Chang-Hee Lee.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết bởi 11 quốc gia vào ngày 8/3, bao trùm thị trường rộng lớn với 500 triệu dân, chiếm 13,5% nền kinh tế thế giới và 15% thương mại toàn cầu. Tuy nhiên hiệp định tự do thương mại này đòi hỏi các thành viên, trong đó có Việt Nam phải tuân thủ quy định về quyền lao động cơ bản để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục