Phúc An chủ động, linh hoạt đối phó với thiên tai

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/4/2018 | 8:06:34 AM

YBĐT - Phúc An là xã có địa hình phức tạp, đồi núi cao nên khi bước vào mùa mưa bão với những biến cố về thời tiết khó lường, tình hình sạt lở đất trên địa bàn diễn biến rất phức tạp. 

Chuyển về ngôi nhà mới ở khu tái định cư thôn Đồng Tý, ông Nguyễn Văn Mạnh không còn nỗi lo trước mùa mưa bão.
Chuyển về ngôi nhà mới ở khu tái định cư thôn Đồng Tý, ông Nguyễn Văn Mạnh không còn nỗi lo trước mùa mưa bão.

Do đó, để giảm thiệt hại về người, tài sản, xã đã chủ động các phương án phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai theo phương châm "Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”.

 
Gia đình ông Nguyễn Văn Mạnh sinh sống ở thôn Đồng Tanh từ hàng chục năm nay. Mỗi khi mùa mưa bão đến, gia đình ông luôn nơm nớp lo sợ bởi taluy cao phía sau nhà có thể ập xuống bất cứ lúc nào. Trận mưa bão năm 2012 đã khiến ngôi nhà xây khang trang 2 tầng đang đi vào giai đoạn hoàn thiện của gia đình ông bị vùi lấp trong đất đá, may mắn không có thiệt hại về người.
 
Ngay sau đó, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, gia đình ông Mạnh cùng 17 hộ nằm trong vùng có nguy cơ dễ xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở trên địa bàn xã đã được cấp đất, hỗ trợ tiền di dời đến nơi ở mới an toàn hơn tại thôn Đồng Tý.
 
"Được Nhà nước cấp đất ở khu tái định cư rộng rãi, bằng phẳng nên gia đình tôi yên tâm làm ăn, ổn định cuộc sống lâu dài, không còn lo sợ trước mùa mưa bão nữa” - ông Mạnh cho biết. Là thôn có nguy cơ cao nhất về sạt lở, lũ quét của xã Phúc An, thôn Đồng Tanh hiện còn 18 hộ nằm trong diện nguy hiểm, cần phải di dời khi mưa lũ đến.
 
Ông Trần Ngọc Giáp - Trưởng thôn Đồng Tanh, xã Phúc An cho biết: "Với 18 hộ này, khi mùa mưa lũ tới, chúng tôi tuyên truyền các hộ di dời về hội trường thôn, trường học hay hội trường UBND xã để bảo đảm an toàn. Cùng với đó, thôn đã thành lập tổ xung kích phòng chống thiên tai gồm 15 thành viên có nhiệm vụ tuyên truyền thường xuyên; đồng thời, theo dõi và hỗ trợ các hộ gia đình nằm trong diện nguy hiểm kịp thời di dời, ứng phó khi có mưa lũ xảy ra”.

Toàn xã Phúc An hiện còn 80 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở đất khi mưa lớn, trong đó có 45 hộ nằm trong khu vực có nguy cơ đặt biệt nguy hiểm nằm rải rác ở các thôn Ba Chãng, Khe Tam, Làng Cại, Đồng Tha. Đó là 23 hộ dân sống dưới chân công trình thủy lợi Đồng Tâm, 12 hộ dân sống dưới chân núi và 10 hộ sống dưới chân ta-luy có độ dốc lớn.
 
Do đó, nhằm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do bão, lũ gây ra, công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của công tác phòng chống lụt bão được xã Phúc An quan tâm đặt lên hàng đầu nhằm nâng cao ý thức cảnh giác, sẵn sàng tham gia đóng góp sức người, sức của nhân dân khi mưa bão tới. 

Xã đã xây dựng khu tái định cư tại thôn Đồng Tý vào năm 2013 cho khoảng 30 hộ dân sinh sống song đến nay mới chỉ có 18 hộ di dời đến sinh sống. Thời điểm này, xã đang tiếp tục tuyên truyền, vận động để các hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm chuyển đến khu tái định cư và xen ghép các hộ dân vào các cụm dân cư để các hộ nằm trong vùng nguy hiểm không còn nỗi lo khi mùa mưa bão đến.
 
Đồng chí Nguyễn Công Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Phúc An cho biết, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản nhân dân và Nhà nước, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Phúc An đã thành lập Ban Chỉ đạo và xây dựng phương án phòng chống lụt bão, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, loa lưu động đến các thôn để nhân dân biết và thực hiện các biện pháp ứng phó với thiên tai. 

"Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn xã phối hợp với các thôn rà soát, thống kê những hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở, phân công người canh gác tại các ngầm tràn qua đường để cảnh báo, ngăn không cho người và phương tiện đi qua khi có mưa lũ” - đồng chí Nguyễn Công Hà chia sẻ.

Thanh Chi

Các tin khác
Ảnh minh hoạ

Trước tình trạng nắng nóng, khô hạn diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy rừng cao, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp đã có Công điện khẩn số 453/CĐ-TCLN-CKL gửi Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố về việc phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Ảnh minh họa.

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2017 cho 15 doanh nghiệp và tặng Giải Bạc Chất lượng Quốc gia năm 2017 cho 58 doanh nghiệp.

Ảnh minh họa

Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế được Đại hội XII của Đảng xác định là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ để phát triển đất nước giai đoạn 2016-2020.

Từ 12 đõ ong nuôi dưới tán rừng, gia đình chị Phùng Thị Minh, thôn Hợp Thịnh, xã Phú Thịnh có thu nhập 25 - 30 triệu đồng/năm.

YBĐT - Với một địa phương có tiềm năng kinh tế đồi rừng như xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình thì mô hình nuôi ong mật dưới tán rừng đã trở thành một hướng đi tiềm năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục