Nậm Có tích cực bảo vệ rừng

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/5/2018 | 8:05:44 AM

YBĐT - Nậm Có là một trong những xã có diện tích rừng lớn nhất trong huyện Mù Cang Chải, với tổng diện tích 8.974,97ha, chiếm trên 2/3 tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã; gồm rừng tự nhiên, phòng hộ, mới trồng và khoanh nuôi tái sinh. 

Người dân xã Nậm Có chăm sóc rừng trồng.
Người dân xã Nậm Có chăm sóc rừng trồng.


Vì vậy, những năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm đưa công tác bảo vệ rừng lên hàng đầu, nhất là việc phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). 

Xác định bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Đảng ủy, chính quyền xã Nậm Có đã chỉ đạo thành lập 14 tổ xung kích PCCCR tại 14 bản toàn xã. Mỗi tổ từ 6 đến 7 người có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhân dân cư trú trên địa bàn làm tốt công tác bảo vệ rừng.
 
Hàng tháng, Ban Chỉ đạo PCCCR xã, đại diện Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện và cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn cùng với các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức giao ban, chỉ đạo thực hiện các phương án tác chiến và bàn giao nhiệm vụ cụ thể theo từng giai đoạn cho các tổ. Các tổ có trách nhiệm phối hợp với nhân dân các bản thực hiện tốt PCCCR và bảo vệ rừng.
 
Ngoài ra, xã còn tích cực tuyên truyền về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, phổ biến sâu rộng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chỉ thị của UBND tỉnh, huyện về công tác PCCCR và quản lý bảo vệ rừng đến với nhân dân. Cấp ủy Đảng, chính quyền xã luôn phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ”, thường xuyên nhắc nhở các chủ rừng sửa chữa lại và làm mới các tuyến đường băng cản lửa, bố trí lực lượng canh gác trong ngày cao điểm thời tiết khô hanh, nắng nóng kéo dài dễ xảy ra cháy rừng.
 
Tại các khu rừng trọng điểm như Tà Dê Đơ thuộc 2 bản Có Mông, Tà Chí Cao; khu vực Tếnh Háng Đề, Háng Đề Sông, Kể Cả thuộc bản Tú San và các khu rừng nguyên sinh thuộc địa bàn các bản: Lùng Cúng, Phinh Ngài, Làng Giàng, Đá Đen... đều được chính quyền xã đặc biệt quan tâm chỉ đạo quản lý, bảo vệ  nghiêm ngặt.

Ban Chỉ đạo PCCCR, cán bộ nông lâm nghiệp xã đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể làm tốt việc tuyên truyền bảo vệ rừng. Trong đó, Ban Văn hóa tổ chức truyền thanh liên tục trên loa về bảo vệ rừng và PCCCR ở các địa phương, giúp người dân nắm bắt được tình hình ở từng khu vực rừng trọng điểm. 

Ban Công an, Ban Chỉ huy Quân sự xã, Đoàn Thanh niên và các tổ PCCCR ở các bản cùng với nhân dân chuẩn bị tốt phương tiện cần thiết như: dao phát, cuốc, xẻng để tạo đường băng cản lửa, gậy dập lửa cùng với thùng, can đựng nước sử dụng cứu chữa cháy sẵn sàng ứng cứu khi cháy rừng. Còn với người dân, Ban Chỉ đạo PCCCR xã Nậm Có quán triệt không được đốt nương trong giờ nắng nóng, có gió thổi mạnh.
 
Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho bà con sản xuất kịp thời vụ, Ban Chỉ đạo PCCCR xã đã tổ chức hướng dẫn về cách đốt nương vào những buổi sáng sớm trước 8 giờ và buổi chiều sau 17 giờ. Khi đốt nương phải làm đường băng cản lửa xung quanh nương cần đốt và có người canh gác. Nương rẫy chỉ được làm ở những khu vực đã được quy định cho sản xuất. Nếu ai cố tình xâm lấn vào rừng, sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
 
Ông Lò Ngọc Thắng - Chủ tịch UBND xã Nậm Có cho biết: "Bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nên xã đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tăng cường lực lượng phối hợp với cán bộ nông lâm nghiệp xã và kiểm lâm địa bàn làm tốt việc tuyên truyền về bảo vệ rừng, đặc biệt là PCCCR. Trong mùa khô hanh, các bản đã thực hiện tốt việc phân công tuần tra, canh gác lửa 24/24 giờ. Mỗi ca trực từ 3 đến 5 hộ; cử người đại diện phối hợp với các tổ viên đi tuần tra, canh lửa và công việc này được thay nhau theo thứ tự vòng tròn”. 

Đến bản Làng Giàng - một bản nằm cách trung tâm xã gần chục cây số là nơi có nhiều rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ. Bà con người Mông nơi đây đã thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng. Ông Dình A Phùa là người dân trong bản cho hay: "Bà con ở đây luôn sẵn sàng PCCCR và mọi phương tiện cần thiết khi có lửa lan vào rừng đã được chúng tôi chuẩn bị đầy đủ. Vì rừng là nguồn sống của chúng tôi, nếu có rừng thì rừng sẽ điều hòa môi trường, tạo ra không khí trong lành, chống xói mòn, làm hạn chế lũ lụt và cho củi đun. Vì thế, chúng tôi phải tích cực bảo vệ rừng tốt!”.
 
Ở các bản Lùng Cúng, Đá Đen, Mú Cái Hồ, Tú San, Thào Chua Chải... có diện tích rừng nguyên sinh, rừng tái sinh, rừng phòng hộ, rừng lau lách lớn và là những nơi dễ xảy ra cháy rừng cho nên các tổ PCCCR của các bản này cũng rất tích cực trong công tác tuần tra, canh gác lửa trong những giờ cao điểm.

Nhờ luôn chủ động trong PCCCR và bảo vệ rừng nên từ cuối năm 2016 đến nay, trên địa bàn xã không xảy ra cháy rừng.

Đức Hồng

Các tin khác

YBĐT - Trong năm 2017, Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái đã tổ chức 8 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 45 tổ chức sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Ảnh minh hoạ

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã ký quyết định xuất cấp hơn 900 tấn gạo cho 2 tỉnh Thanh Hóa, Yên Bái để hỗ trợ nhân dân trong thời gian giáp hạt năm 2018.

Một buổi tập huấn trực tuyến hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp cho các cán bộ Đoàn tại huyện Văn Yên.

YBĐT - Những năm qua, huyện Văn Yên đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên, tạo điều kiện để thanh niên xây dựng ý tưởng, thiết lập các mô hình sáng tạo, sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho mình và cho những người khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.

Nông dân vùng đặc biệt khó khăn ở xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình trồng mía theo hướng sản xuất hàng hóa để nâng cao thu nhập.

YBĐT - Để nâng cao đời sống cho hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, huyện Yên Bình đã triển khai nhiều chính sách, chương trình dự án như: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục