Thêm điều kiện để thanh niên khởi nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/5/2018 | 1:51:10 PM

YBĐT - Những năm qua, huyện Văn Yên đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên, tạo điều kiện để thanh niên xây dựng ý tưởng, thiết lập các mô hình sáng tạo, sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho mình và cho những người khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.

Một buổi tập huấn trực tuyến hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp cho các cán bộ Đoàn tại huyện Văn Yên.
Một buổi tập huấn trực tuyến hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp cho các cán bộ Đoàn tại huyện Văn Yên.

Gần đây, cụm từ "khởi nghiệp” đã trở nên rất quen thuộc trong đời sống xã hội. Với huyện Văn Yên, hoạt động lập thân, lập nghiệp của thanh niên luôn được các cấp, ngành và cộng đồng quan tâm đặc biệt.
 
Đồng chí Lê Văn Quyền - Phó Bí thư Huyện đoàn cho biết: "Thời gian qua, các chương trình, hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được các cơ sở Đoàn triển khai ngày càng sâu rộng gắn với phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp”. Huyện đoàn thường xuyên khảo sát, nắm bắt nhu cầu về học tập, nghề nghiệp và việc làm của thanh niên. Từ nhu cầu thực tiễn, nhiều giải pháp thiết thực được xây dựng, triển khai tới các cơ sở Đoàn”.
 
Hiện tại, Huyện đoàn đang phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay vốn ủy thác tại 16 xã với 49 tổ tiết kiệm và vay vốn, với tổng dự nợ đạt trên 55 tỷ đồng giao cho các tổ chức Đoàn tại cơ sở trực tiếp quản lý. Từ nguồn vốn ưu đãi đó, đã giúp hàng trăm thanh niên có thêm điều kiện học tập, phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Anh Đỗ Tuấn Anh ở thôn 3, xã Yên Phú là một trong những thanh niên sáng tạo để khởi nghiệp.
 
Anh Tuấn Anh cho biết: "Tôi khởi nghiệp từ hơn 2 năm trước và trong tay không vốn, không kiến thức làm nuôi cá lồng. Tuy vậy, thông qua Đoàn xã, tôi mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và nhiều nguồn khác để đầu tư nuôi cá lồng. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chịu khó tìm hiểu, học hỏi rồi những khó khăn trước mắt cũng vơi đi, mọi việc dần đi vào quỹ đạo ổn định. Từ 6 lồng cá ban đầu, hiện nay, tôi đã nâng số lồng cá lên 15 lồng, mỗi năm xuất từ 7 - 8 tấn cá, thu về 350 triệu đồng”.

Đối với những nhà khởi nghiệp trẻ tuổi, vốn đầu tư ban đầu là rất quan trọng. Tuy nhiên, thanh niên mới bước vào con đường sản xuất, kinh doanh còn nhiều điều cần sự giúp đỡ như kiến thức, sự quyết tâm, dám vượt qua thách thức, khó khăn. Bởi vậy, chỉ riêng năm 2017, Huyện đoàn phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức 9 lớp chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho gần 400 đoàn viên thanh niên tham gia.
 
Đầu năm 2018, huyện còn tổ chức 3 buổi tập huấn trực truyến cho 47 đồng chí bí thư Đoàn xã, thị trấn, Đoàn trực thuộc về vấn đề khởi nghiệp và dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức các hội nghị tập huấn khởi nghiệp cho thanh niên trong thời gian tới.
 
Đặc biệt, tháng 3 vừa qua, huyện đã tổ chức gặp mặt cán bộ Đoàn chủ chốt các xã, thị trấn để cùng nhau trao đổi, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn, học tập các mô hình phát triển kinh tế. Đồng thời, bên cạnh Cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp” do Tỉnh đoàn phát động, huyện cũng đã phát động tổ chức một cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp” trong thanh niên huyện Văn Yên. Từ đó, cổ vũ khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên. Ngoài ra, Cuộc thi cũng tạo điều kiện để thanh niên tiếp cận các nguồn lực về tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất phù hợp với quy định của pháp luật để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giúp thanh niên khởi nghiệp.

Với sự hỗ trợ tích cực của cả hệ thống chính trị, tuổi trẻ huyện Văn Yên đã xây dựng được 21 mô hình kinh tế với tổng vốn đầu tư gần 17 tỷ đồng, thu nhập gần 3 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho trên 200 lao động. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất về cơ chế cũng như huy động, kết nối các nguồn vốn để cùng thanh niên tháo gỡ khó khăn, thực hiện và hoàn thành ước mơ sáng tạo, lập nghiệp của mình.

Hoài Anh

Các tin khác
Nông dân vùng đặc biệt khó khăn ở xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình trồng mía theo hướng sản xuất hàng hóa để nâng cao thu nhập.

YBĐT - Để nâng cao đời sống cho hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, huyện Yên Bình đã triển khai nhiều chính sách, chương trình dự án như: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới…

Giá gas bất ngờ tăng 10.000 đồng/bình từ tháng 5/2018.

Từ 1/5), giá bán gas của một số hãng tăng 10.000 đồng/bình 12 kg. Đây là lần đầu tiên trong năm 2018, giá gas tăng mạnh.

Bà Hoàng Thị Nụ - vợ ông Nguyễn Xuân Tĩnh - kiểm tra sự sinh trưởng và phát triển của nấm sò.

YBĐT - "Nấm sò đến tay người tiêu dùng là hoàn toàn sạch. Sạch là bởi tự bản thân nó đòi hỏi các yếu tố như nước tưới phải là nước sạch, lán trại phải luôn bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt nhất là nấm sò không cần và không thể sử dụng bất kì một loại thuốc nào” - ông Nguyễn Xuân Tĩnh ở thôn Minh Long, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái cho biết như vậy về sản phẩm nấm sò.

Công nhân Công ty TNHH Trà thảo mộc Quế Phát đóng gói sản phẩm.

YBĐT - Trung bình mỗi năm, toàn huyện xuất ra thị trường khoảng 9.000 tấn vỏ quế khô; cành, lá quế đạt khoảng 55.000 tấn; tinh dầu quế 310 tấn; gỗ quế đạt 50.000 m3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục