Thanh long ruột đỏ trên đất lúa

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/9/2018 | 7:59:00 AM

YBĐT - Có người con trai đi công tác xa vận động chuyển đổi diện tích đất lúa sang trồng thanh long ruột đỏ, ông Trần Gia Viễn ở thôn 1 Khe Ngang, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên quyết định làm theo.

Năm 2017 là năm đầu tiên thu quả, vườn thanh long của gia đình ông Trần Gia Viễn (bên phải) mang về hơn 27 triệu đồng.
Năm 2017 là năm đầu tiên thu quả, vườn thanh long của gia đình ông Trần Gia Viễn (bên phải) mang về hơn 27 triệu đồng.

8 sào đất lúa 2 vụ đã được ông cải tạo, đánh luống, đổ cột trụ bê tông để trồng 500 gốc thanh long ruột đỏ cuối năm 2015. Năm 2017 là cây bói, với 3 lứa quả trong năm, ông thu về 27,3 triệu đồng. Thanh long được giá 30.000 đồng/kg loại to nhất, loại nhỏ nhất cũng được 15.000 đồng/kg.
 
Ông Viễn cho biết, năm đầu thu quả, gia đình mời anh em, hàng xóm ăn thử nhiều nên cũng chưa tính toán cụ thể. Quả thanh long thu hoạch, chủ yếu nhà ông bán lẻ tại chợ xã Hưng Khánh chiếm 65%, còn lại thương lái từ Cổ Phúc, Văn Chấn, thành phố Yên Bái đến đặt mua.
 
Ông phấn khởi vì quả hái đến đâu bán hết đến đó, thậm chí có thời điểm không đủ hàng mà bán. Năm 2018, đợt 1 ông đã thu khoảng 1 tấn quả, giá trung bình 20.000 đồng/kg, còn hai đợt tiếp đều hỏng do mưa nhiều, đợt 4 sẽ cho thu vào giữa tháng 9 nếu thời tiết thuận lợi.

Nguyên nhân hai đợt thanh long không được thu vừa qua cũng chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế.
 
Cây thanh long ưa ẩm nhưng không chịu úng, nếu bị ngập nước một tuần liên tục là hỏng, mưa nhiều khiến quả bị nứt vỏ. Nếu nắng liên tục thì phải tưới cây, tùy mức độ tưới 1 - 2 lần/tuần. Nếu trời nắng liên tục hàng tuần trong thời gian cây ra hoa thì tỷ lệ đậu quả sẽ đạt tới 80%. Trong quá trình hoa nở, vợ chồng ông phải theo sát để kịp thời bọc nilon nếu trời mưa.
 
Ông Viễn cho biết, cây thanh long đòi hỏi phải đảm bảo ánh sáng, không được trồng xen bất cứ cây gì đồng thời phải vệ sinh vườn trồng sạch sẽ. Cứ sau hai lứa thu quả, ông bón phân NPK Sông Gianh theo tỷ lệ 3 - 4 lạng/gốc.
 
Khi bón phân phải chọc khoảng 40 lỗ quanh gốc rồi rắc phân vào, lấy tay xoa đều, tránh bị trôi nếu gặp mưa. Nguồn phân lợn của gia đình cũng được tận dụng đem ủ đủ 6 tháng dùng bón 1 lần/năm với lượng 35 kg/gốc. Ngoài ra, ông chưa phải sử dụng loại phân nào khác cho thanh long.

Ông Viễn cũng đã có 1 sào thanh long với 78 gốc mua ở Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội trồng cuối năm 2017. Giống thanh long này cho quả to 1 - 1,2 kg/quả, ông hy vọng sẽ có thu nhập cao hơn từ vườn thanh long.

Nguyễn Thơm

Các tin khác
Cán bộ kỹ thuật của Công ty Dâu tằm tơ miền Bắc (thứ 2, bên trái) hướng dẫn kỹ thuật nuôi tằm cho các hộ dân ở xã Tân Đồng.

YBĐT - Đó là tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp liên kết với các hộ trồng dâu nuôi tằm sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao chất lượng sản phẩm kén tằm, tạo thu nhập bền vững cho người dân.

Mạng đường bộ cao tốc quốc gia bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm.

Mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 sẽ gồm 21 tuyến với tổng chiều dài 6.411 km.

Ông Nghiêm Công Thành (đứng giữa) trao đổi kinh nghiệm trồng bưởi Diễn với lãnh đạo Hội Nông dân xã Minh Quân.

YBĐT - Hiện, xã có 4 xưởng chế biến gỗ rừng trồng, 5 xưởng chế biến chè tạo việc làm thường xuyên cho trên 300 lao động.  

Cán bộ Chi cục Thuế huyện Yên Bình triển khai nhiệm vụ thu nợ thuế những tháng cuối năm 2018.

YBĐT - Thời gian qua, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế luôn được ngành thuế tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục