Hướng dẫn chuyển xếp lương cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/10/2018 | 10:48:11 AM

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 13/2018/TT-BNV sửa đổi khoản 8 mục III Thông tư 79/2005/TT-BNV hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, Thông tư sửa đổi khoản 8 mục III Thông tư số 79/2005/TT-BNV như sau:

"8. Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp (gọi chung là người giữ chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty, công ty) được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật vào làm cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, nếu thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương; các trường hợp còn lại thực hiện việc xếp lương như sau:

a) Xếp lương ngạch chuyên viên cao cấp hoặc ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch chuyên viên cao cấp (gọi chung là ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương):

Những trường hợp đã có thời gian xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương hoặc có đủ 03 điều kiện sau thì được xem xét xếp lương ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương: 1- Đang giữ chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm vào vị trí chức danh ở các cơ quan Trung ương có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 1,0 trở lên hoặc chức danh ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,9 trở lên; 2- Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với công việc yêu cầu trình độ đại học từ đủ 16 năm trở lên (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn), trong đó có thời gian giữ chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty, công ty tối thiểu 10 năm; 3- Đã xếp hệ số lương đóng bảo hiểm xã hội của chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty theo quy định của Chính phủ trừ hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh dự kiến bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm bằng hoặc lớn hơn hệ số lương bậc 1 của ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.

Việc xếp lương được thực hiện như sau: Trường hợp đã có đủ thời gian xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương thì căn cứ vào thời gian hưởng bậc lương ở ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương đó và thời gian giữ chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty, công ty để xếp lên bậc lương cao hơn hoặc tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên, chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung của ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương…

b) Xếp lương ngạch chuyên viên chính hoặc ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch chuyên viên chính (gọi chung là ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương):

Những trường hợp đã có thời gian xếp lương ở ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương hoặc có đủ 03 điều kiện sau thì được xét xếp lương ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương: 1- Đang giữ chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty, công ty được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm vào vị trí chức danh ở các cơ quan Trung ương có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,8 trở lên hoặc chức danh ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,7 trở lên; 2- Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với công việc yêu cầu trình độ đại học từ đủ 10 năm trở lên (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm một lần thì được cộng dồn), trong đó có thời gian giữ chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty, công ty tối thiểu 5 năm; 3- Đã xếp hệ số lương đóng bảo hiểm xã hội của chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty, công ty theo quy định của Chính phủ trừ hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh dự kiến bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm bằng hoặc lớn hơn hệ số lương bậc 1 của ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương.

Việc xếp lương được thực hiện như sau: Trường hợp đã có thời gian xếp lương ở ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương thì căn cứ vào thời gian hưởng bậc lương ở ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đó và thời gian giữ chức danh quản lý Tập đoàn, Tổng công ty, công ty để xếp lên bậc lương cao hơn hoặc tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên, chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung của ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương.

c) Các trường hợp còn lại được xếp lương ngạch chuyên viên hoặc ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch chuyên viên.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/12/2018.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Nhân dân tổ 32, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái tham gia môn bóng chuyền hơi trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân năm 2017 (Ảnh: Nguyễn Thanh)

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch số 303 về tổ chức "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư nhân kỷ niệm 88 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2018).

Ngành chăn nuôi trong nước đang bị dịch bệnh AFS đe dọa.

Tại Trung Quốc, dịch tả lợn Châu Phi (AFS) lây lan rất nhanh và đang có xu hướng dịch chuyển dần về phía Nam, áp sát biên giới nước ta.

Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng giải trình làm rõ vấn đề Đại biểu Quốc hội nêu.

Mặc dù tỷ lệ nợ đọng thuế có khả năng thu/tổng thu nội địa đã giảm mạnh nhưng theo Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, tổng số nợ thuế hiện nay vẫn còn rất lớn.

CPTPP chính thức được ký kết hồi tháng 3/2018 với 11 thành viên.

Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay sau khi 6 quốc gia thành viên gồm Nhật Bản, Singapore, Mexico, Canada, Australia, New Zealand chính thức phê chuẩn hiệp định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục