Bình Thuận phát triển kinh tế đồi rừng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/5/2019 | 11:02:10 AM

YênBái - Những năm gần đây, việc trồng rừng ở xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn được người dân rất chú trọng; trong đó, vừa mở rộng diện tích vừa coi trọng chăm sóc để rút ngắn chu kỳ sinh trưởng, nâng cao sản lượng gỗ rừng trồng.

Nhân dân xã Bình Thuận khai thác gỗ rừng trồng.
Nhân dân xã Bình Thuận khai thác gỗ rừng trồng.

Gia đình ông Nguyễn Duy Thuần ở thôn Quăn 4 trồng rừng từ năm 1993. Ban đầu, ông chỉ trồng khoảng 2 ha, nhưng rồi tận dụng đất nương đồi để mở rộng diện tích với các loại cây: bồ đề, mỡ, keo. 7 năm kinh nghiệm trồng, chăm sóc, ông Thuần nhận thấy trồng keo, bồ đề không mất nhiều công lại nhanh được thu hoạch hơn so với trồng mỡ mà hiệu quả kinh tế cao. 

Sau khi thu hoạch lứa keo và bồ đề đầu tiên, ông tận dụng toàn bộ diện tích đất đồi để chuyển sang trồng rừng. Đến nay, ông Thuần đã có trên 10 ha trồng keo, bồ đề. Để chăm sóc và bảo vệ rừng, mỗi năm ông đầu tư trên 20 triệu đồng thuê lao động tỉa cây, phát cỏ. 

Ông Thuần chia sẻ: "Tính trong khoảng thời gian ngắn thì trồng rừng cũng không đạt hiệu quả cao như trồng một số cây khác. Song, về lâu dài, trồng rừng không tốn nhiều công sức mà lại cho thu nhập lớn. Cụ thể, sau 7 - 10 năm, trừ mọi chi phí, 1 ha rừng cho thu nhập cả trăm triệu đồng”.

Sau khi sáp nhập, thôn Quăn 4 có gần 200 hộ dân, trong đó, trên 50 hộ trồng rừng với diện tích trên 60 ha, chủ yếu là trồng keo, mỡ và bồ đề. Nhận thấy việc trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao và hạn chế xói mòi, những năm trở lại đây, ngoài trồng rừng, người dân đã tập trung bảo vệ, chăm sóc tốt diện tích rừng đã trồng, làm tốt việc phòng, chống cháy rừng và bảo vệ không để bị khai thác trái phép. Nhờ làm tốt việc tuyên truyền, diện tích rừng không có tình trạng xâm canh, xâm cư hay hỏa hoạn. 

Ông Hoàng Thanh Phong - Trưởng thôn Quăn 4 cho biết: "Nhận thức được lợi ích của việc trồng rừng, chúng tôi luôn động viên nhân dân đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong phát triển, bảo vệ rừng. Các hộ dân đã tận dụng tốt tiềm năng đất đai, đoàn kết tương trợ nhau mỗi khi trồng hay thu hoạch gỗ. Vì vậy, hầu hết người trồng rừng trong thôn đều có cuộc sống khá giả”.

Là địa phương có điều kiện phù hợp để phát triển kinh tế rừng, những năm qua, xã Bình Thuận đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân mở rộng diện tích và làm tốt việc bảo vệ, phòng, chống cháy rừng. 

Để lấy ngắn nuôi dài, những diện tích rừng trồng năm thứ nhất, thứ hai được bà con trồng xen canh những loại cây ngắn ngày, giúp tăng thêm thu nhập và cho cây mới trồng phát triển tốt hơn. Từ đầu năm đến nay, toàn xã đã trồng được 280 ha rừng các loại, nâng tổng diện tích rừng trồng của xã lên trên 1.000 ha. 

Ông Nguyễn Đức Quý - Chủ tịch UBND xã Bình Thuận cho biết: "Cùng với trồng chè, trồng rừng là một trong những thế mạnh của địa phương. Hàng năm, chúng tôi phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện tiến hành rà soát, quy hoạch đất lâm nghiệp, vận động nhân dân trồng mới, trồng bổ sung vào các diện tích rừng mới khai thác. Nhờ đó, diện tích rừng trồng tăng đều theo từng năm và mang lại thu nhập cao cho nhân dân”.

Nhờ phát triển trồng rừng, đến nay, hầu hết diện tích đất trống, đồi núi trọc ở xã Bình Thuận được phủ bằng màu xanh của rừng trồng, góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên và nâng cao đời sống kinh tế của người dân.

Trần Ngọc

Tags Bình Thuận trồng rừng gỗ rừng

Các tin khác
Hội nghị đánh giá triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Việc triển khai Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã được thực hiện một cách chủ động, đồng bộ. Các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai, phổ biến, các nội dung mới của Luật.

Ảnh minh họa

Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 127/2015/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương.

Măng mai - sản phẩm thế mạnh của xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên.

Thực hiện phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân thông qua Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (gọi tắt là Chương trình OCOP) gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai trên phạm vi toàn quốc. Tỉnh Yên Bái đang nỗ lực triển khai chương trình này với mục tiêu cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi vùng miền.

Đây là dự án nhận được nguồn vốn đầu tư của Nhà nước lớn nhất trong 3 dự án cao tốc Bắc - Nam được thực hiện bằng hình thức đầu tư công.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục